Page 273 - DH2
P. 273
dàn phóng và trồi lên mặt nước" để phòng có thủy lôi nào của đối phương bắn vào tàu B-130 thì sẽ phóng trả. Rút cuộc, tất cả ba động cơ chạy dầu cặn của B-130 đều hư hại. Với những bình ắc-quy đều cạn kiệt, tầu B- 130 bắt buộc phải ngoi lên mặt nước ngay trước mũi chiếc pháo hạm USS Blandy của Mỹ vào ngày 30 tháng 10. Sau này chiếc tàu ngầm B-130 được kéo về cảng Murmansk bên Nga.
Còn tàu ngầm B-36, dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Alexei Dubivko, bị pháo hạm Charles P. Cecil của Mỹ đuổi theo, thì suýt đâm vào pháo hạm này khi trồi lên mặt nước. Tàu ngầm B-36 cũng lâm vào tình thế cạn kiệt điện trong bình ắc-quy và cũng quay đầu về nước ngày 31 tháng 10.
Tuy nhiên, một biến cố nguy hiểm nhất là vào ngày 27 tháng 10, thời gian mà tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Liên sô lên đến cao điểm. Một chiếc phi cơ thám thính của Mỹ bay đến gần tàu ngầm B-59 nên đã khiến cho tàu ngầm này phải lặn xuống biển khi bình ắc-quy chưa kịp tích điện. Pháo hạm USS Beale của Mỹ thả ào ào loại "lựu đạn PDCs" (đã mô tả ở trên) . Tiếp đó hàng chục pháo hạm trong hạm đội theo hàng không mẫu hạm US Randolph cũng làm theo.
Victor Orlov là sĩ quan truyền tin trên tàu ngầm của Nga gọi đó như trận chiến đã bị bỏ bom kéo dài hàng giờ, anh ta nói: "Nó giống như khi bạn ngồi trong một thùng sắt mà có ai bên ngoài dùng búa cứ gõ mãi lên trên cái
Đa Hiệu online số 2 Page 273