Page 276 - DH2
P. 276
phóng nguyên tử còn do nhiều nguyên nhân sâu xa khác hơn là do định mệnh run rủi.
Còn lại các tàu ngầm khác của Liên sô, chỉ duy nhất chiếc B-4 dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Rurik Ketov là tránh không bị hạm đội hải quân Hoa kỳ ép phải trồi lên mặt nước. Tàu ngầm này vẫn còn đủ điện từ những bình ắc-quy để lặn sâu dưới nước tránh sự phát hiện của hải quân Mỹ. Tuy nhiên, tàu cũng phải quay đầu trở về bến nhà.
Kết cuộc, tổng thống Kennedy đã giải quyết cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba với Khruschev ở một cuộc họp thương lượng bí mật vào ngày 28 tháng 10, năm 1962. Trong đó Mỹ đồng ý rút hết hỏa tiễn của Hoa kỳ đang đóng ở Thổ Nhĩ Kỳ về nước và hứa không xâm chiếm Cuba, để đổi lại Liên sô sẽ rút hết vũ khí nguyên tử của mình từ Cuba về nước.
Sau khi biết rõ thực hư câu chuyện này, khi quý đọc giả nhớ về cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba vào năm 1962 thì đừng nghĩ rằng chính Kennedy, là người ở toà nhà Bạch ốc, đã ra quyết định, hầu tránh một cuộc chiến nguyên tử xảy ra, mà chính những quyết định đó đã xuất phát từ những con người, đang bị thiếu nước uống, bị đoạ đầy, và bị "nhốt" trong chiếc "thùng thiếc" mỏng manh dưới mặt nước biển, quyết định nên hay không để xảy ra một cuộc chiến tranh nguyên tử.
CSVSQ Đinh Tiến Đạo K24
Đa Hiệu online số 2 Page 276