Page 114 - Tai lieu day hoc GDCT
P. 114
d. Quá trình thực hiện đường lối
- Quân dân Hà Nội anh dũng chiến đấu kìm chân quân Pháp trong 60
ngày đêm, tạo điều kiện để chính phủ và nhân dân rút về Việt Bắc.
- Thu đông năm 1947, quân dân ta giành thắng lợi lớn trong chiến dịch Việt
Bắc và chiến dịch Biên Giới thu đông năm 1950. Từ đó mở ra quan hệ ngoại giao
giữa Việt Nam với Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (từ đây gọi tắt là Đại
hội II), tháng 2 năm 1951, tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang đã hoàn thiện đường lối
kháng chiến và bầu ông Trường Chinh là Tổng Bí thư Đảng…
- Đảng chủ trương giảm tô 25%, bước đầu thực hiện cải cách ruộng đất.
- Lực lượng vũ trang liên tiếp mở các chiến dịch quân sự lớn, giải phóng
nhiều vùng trên cả nước.
- Tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiến dịch mở màn ngày 13/3/1954, đến ngày 7/5/1954 thắng lợi hoàn toàn. Bộ
đội ta bắt sống toàn bộ Bộ Chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và
bắt 16.200 quân địch, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh.
- Ngày 8/5/1954, hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà
bình ở Đông Dương khai mạc. Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết.
Pháp và các nước tham gia hội nghị ký kết hiệp định tôn trọng độc lập chủ
quyền của nước Việt Nam. Hoà bình lập lại trên toàn cõi Đông Dương.
e. Nguy n nh n thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thắng lợi
+ Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu
quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đảng đề ra
đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. Công tác tư tưởng, công tác tổ chức
của Đảng đã động viên toàn dân vì “Tổ Quốc trên hết”, quyết tâm đánh giặc.
Đảng có phương pháp kháng chiến đúng đắn.
+ Toàn dân đoàn kết trong mặt trận Liên Việt; chính quyền dân chủ nhân
dân là công cụ sắc b n tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới.
+ Lực lượng vũ trang anh hùng do Đảng lãnh đạo, có nghệ thuật quân sự
tài gi i, ý chí cách mạng kiên cường. Những tấm gương hy sinh anh dũng của
Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện... và nhiều cán bộ, chiến sĩ khác đã
tô thắm truyền thống vẻ vang của dân tộc.
+ Tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia và sự
ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và nhân dân thế giới, cả nhân dân Pháp.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Thắng lợi kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ buộc thực
dân Pháp phải thừa nhận độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
114