Page 126 - Tai lieu day hoc GDCT
P. 126
+ Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật;
+ Xu thế mở rộng quan hệ hợp tác phát triển trên thế giới và trong khu vực.
- Thách thức lớn:
+ Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới;
+ Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu không khắc phục được
những lệch lạc trong quá trình thực hiện;
+ Nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu;
+ Nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
=> Quyết tâm của Đảng là nắm vững thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, tiếp tục đẩy
mạnh công cuộc đổi mới.
2. Thời kỳ từ 1996 đến nay
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996)
Đại hội VIII: Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Đại hội thông qua đường lối phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000;
đường lối xây dưng Đảng, sửa đổi điều lệ Đảng và tiếp tục bầu đồng chí Đỗ
Mười là Tổng Bí thư. Đại hội xác định:
- Sau 10 năm đổi mới, đất nước ta đã ra kh i khủng hoảng kinh tế - xã hội
nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu
của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn
thành, cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
- Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc.
- Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành
một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp
lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân
giàu, nước mạnh xã hội công bằng, văn minh, đến năm 2020, ra sức phấn đấu
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.
- Đường lối phát triển kinh tế - xã hội (1996 – 2000):
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
126