Page 43 - Tai lieu day hoc GDCT
P. 43
II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ TIẾN TRÌNH RA ĐỜI, PHÁT
TRIỂN CỦA HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA
1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa: Là cuộc cách mạng chính trị do
giai cấp công nhân lãnh đạo giành chính quyền, thiết lập và lãnh đạo hệ thống
chính trị của mình để cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và
cuối cùng là chủ nghĩa Cộng sản.
- Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa:
+ Mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá cao
với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa dưới chủ nghĩa tư bản.
+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn duy trì thì nguyên nhân của cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan. Tuy nhiên nó không
diễn ra tự phát mà chỉ khi giai cấp công nhân nhận thức được sứ mệnh lịch sử
của mình, có chính đảng cộng sản của mình lãnh đạo và tập hợp được đông đảo
quần chúng nhân dân lao động cùng đấu tranh xoá b chế độ tư bản chủ nghĩa..
- Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa
+ Giai cấp công nhân là người lãnh đạo, là lực lượng chủ yếu quyết định
thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Nông dân là lực lượng đông đảo, có nhiều phẩm chất tốt đẹp, có lợi ích
cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, trở thành động lực to lớn
trong cách mạng.
+ Thực hiện liên minh công nông, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân là điều
kiện cơ bản để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là làm
cách mạng thành công, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
- Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa
+ Trên lĩnh vực chính trị
* Giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, dùng bạo lực cách mạng xóa b bộ máy nhà nước của giai cấp bóc
lột, giành chính quyền về tay mình.
* Có Đảng Cộng sản lãnh đạo giai cấp công nhân xây dựng bộ máy nhà
nước, đoàn thể chính trị- xã hội của mình.
* Xây dựng hệ thống pháp luật, cơ chế, biện pháp quản lý xã hội, hoàn
thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
* Xây dựng chế độ chính trị của xã hội mới- xã hội chủ nghĩa.
+ Trên lĩnh vực kinh tế
* Nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa,
không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội.
43