Page 6 - TLDH_ghep
P. 6

Chƣơng 2

                                   CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
                                     VÀ VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN


                         I. CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA
                  MÁC - LÊNIN
                         1. Khái niệm và các bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác- Lênin

                         a. Khái niệm chủ nghĩa Mác – Lênin
                         Chủ nghĩa Mác- Lênin là hệ thống lý luận thống nhất được cấu thành từ
                  ba bộ phận lý luận cơ bản là triết học Mác – Lênin, kinh tế chính trị học Mác-

                  Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học; là hệ thống lý luận khoa học thống nhất về
                  mục tiêu, con đường, biện pháp, lực lượng thực hiện sự nghiệp giải phóng giai

                  cấp công nhân, nhân dân lao động, giải phóng con người, xây dựng thành công
                  chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

                         b. Các bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin
                         Chủ nghĩa Mác – Lênin: Có ba bộ phận lý luận cơ bản, thống nhất biện
                  chứng, ràng buộc chặt ch  với nhau:

                         - Triết học Mác – Lênin: Là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận
                  động, phát triển chung nhất  của  tự nhiên, xã hội  và  tư duy, là thế giới quan  và

                  phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
                         - Kinh tế chính trị học Mác – Lênin: Nghiên cứu những quy luật kinh tế

                  của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy
                  tàn  của  phương  thức  sản  xuất  tư  bản  chủ  nghĩa  và  sự  ra  đời,  phát  triển  của
                  phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.

                         - Chủ nghĩa xã hội khoa học: Nghiên cứu và làm sáng t  những quy luật
                  khách quan của quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội,

                  sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong quá trình chuyển biến này.
                         2. Cơ sở h nh th nh chủ nghĩa Mác
                         a. Điều kiện kinh tế - xã hội

                         - Giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản được xác lập và phát triển ở nhiều
                  nước Tây Âu. Giai cấp công nhân được hình thành và phát triển thành lực lượng

                  to lớn. Những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư sản ngày càng trở nên gay gắt.
                         - Sự thất bại của các phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản khách quan
                  đòi h i phải có lý luận khoa học dẫn đường. Chủ nghĩa Mác ra đời đáp ứng

                  những đòi h i ấy.
                          Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ

                  có nhiều sự chuyển biến sâu sắc về kinh tế - xã hội ở các nước Tây Âu.






                                                               5
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11