Page 70 - TLDH.FULL.2doc
P. 70

5. Tƣ tƣởng về văn h a v  đạo đức

                         a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
                         - Định nghĩa văn hóa

                         + Hồ Chí Minh hiểu văn hóa theo ba nghĩa.
                         * Theo nghĩa hẹp nhất: văn hóa là dân trí, trình độ học vấn của dân cư.

                         * Theo nghĩa hẹp: văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, thuộc lĩnh
                  vực tinh thần, có quan hệ chặt ch  với các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị.

                         * Theo nghĩa rộng nhất: văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh
                  thần, do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử vì sự tiến bộ chung.

                         + Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh.
                         “Vì l  sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và

                  phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học
                  nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương

                  thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là
                  sự tổng hợp  của  mọi phương thức  sinh hoạt  cùng  với  biểu hiện của nó  mà loài

                  người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi h i của sự sinh
                  tồn”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 3, tr 458)

                         - Vai trò của văn hóa
                         Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị

                  trí và vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi là nền tảng cho các tư tưởng khác.
                         + Hồ Chí Minh xem văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng.

                         Theo Người, tiến lên CNXH phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con
                  người là quyết định; để đưa đất nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào

                  kinh tế, nhưng chủ thể của hoạt động kinh tế lại chính là con người và thước đo
                  trình độ con người lại chính là văn hóa. Vì vậy, Người xem văn hóa là mục tiêu,

                  động lực của cách mạng.
                         + Vai trò của văn hóa chủ yếu được thể hiện qua các chức năng sau:

                         * Chức năng bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.
                         Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn, trước hết là lý tưởng cash mạng cao cả carc

                  lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tình cảm cao đẹp là lòng yêu nước,
                  thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức.

                         * Chức năng nâng cao dân trí.
                         Dần dần, từng bước một, từ thấp đến cao: chống giặc dốt, làm cho mọi

                  người biết đọc, biết viết, học tập chuyên môn nghiệp vụ, khoa học – kỹ thuật,
                  hiểu biết thực tiễn Việt Nam và thế giới, hình thành đội ngũ trí thức cách mạng

                  tiêu biểu cho trí tuệ dân tộc.





                                                              69
   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75