Page 4 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 4

6


          trường các-bon trong nước.

                 + Đã hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ di sản thiên nhiên phù hợp
          với pháp luật quốc tế về di sản thế giới, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập
          quốc tế.

                 + Đã thúc đẩy phân loại rác tại nguồn; định hướng cách thức quản lý, ứng
          xử với chất thải, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

                 + Thiết kế khung chính sách hướng tới việc hình thành đạo luật về bảo vệ
          môi trường có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh
          tế - xã hội, đồng thời cải cách mạnh mẽ, cắt giảm hơn 40% thủ tục hành chính,

          giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20 đến 85 ngày, góp phần giảm
          chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

                 Câu 2.


                 Hỏi: Chủ thể nào có trách nhiệm bảo vệ môi trường? Luật Bảo vệ
          môi trường áp dụng đối với đối tượng nào?
                                                      Trả lời:

                 -  Chủ  thể  có  trách  nhiệm  bảo  vệ  môi  trường:  "Bảo  vệ  môi  trường  là
          quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ

          gia đình và cá nhân" (Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

                 Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi chủ thể. Không có môi
          trường, con người sẽ không thể có sự sống. Chỉ khi môi trường tồn tại thì con

          người, sinh vật mới tồn tại. Bởi thế bảo vệ môi trường là bảo vệ cho sự sống.

                 - Điều 2 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định đối tượng áp dụng
          của Luật Bảo vệ môi trường là: “cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia

          đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao
          gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời”.
                 +  Cơ  quan:  là  một  tổ  chức  được  thành  lập  và  hoạt  động  theo  những

          nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và được giao những
          quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để

          thực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước. Các cơ quan nhà
          nước này chính là chủ thể thực hiện quản lý nhà nước về môi trường. Các cơ
          quan nhà nước là tổ chức có tư cách pháp nhân. Việc bổ sung cụm từ “cơ quan”

          trong phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nhằm làm rõ
          vai trò, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi

          trường.

                 + Tổ chức: gồm tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh
          tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đây là các tổ chức tự nguyện của
   1   2   3   4   5   6   7   8   9