Page 79 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 79
81
thống cồn cát ven biển và làm sói mòn bờ biển.
Hỏi:
a. Cơ sở nuôi tôm giống PĐ có vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường không? Vì sao?
b. Theo quy định của pháp luật, cơ sở nuôi tôm giống PĐ bị xử lý như
thế nào?
Trả lời:
a. Hành vi trên của cơ sở nuôi tôm giống PĐ là vi phạm pháp luật về môi
trường vì đã thỏa mãn 04 dấu hiệu của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường:
- Cơ sở nuôi tôm giống PĐ đã thực hiện hành vi vi phạm là xây dựng cơ
sở nuôi trồng thủy sản trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển.
Hành vi này được quy định tại tại điểm d, khoản 5, Điều 12 Nghị định số
155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.
- Cơ sở nuôi tôm giống PĐ thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Cơ sở nuôi cấy
tôm giống PĐ biết hành vi xây dựng cơ sở nuôi trống thủy sản trên bãi bồi đang
hình thành vùng cửa sông ven biển là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
- Hành vi trên của cơ sở nuôi tôm giống PĐ phải bị bị xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP và Nghị định số
55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016 quy
định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Cơ sở nuôi tôm giống PĐ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
b. Căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định
số 155/2016/NĐ-CP và Nghị định số 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 155/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của cơ
sở nuôi tôm giống PĐ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Thứ nhất, cơ sở nuôi tôm giống PĐ bị áp dụng hình thức phạt tiền theo
quy định tại điểm d, khoản 5 Điều 12 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với mức phạt cụ
thể như sau:
“5. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi
trồng thủy sản bị xử phạt như sau: