Page 97 - SCK Mot so van de ve cuong che hanh chinh
P. 97
99
Trả lời:
a. Bà H có quyền yêu cầu 02 hộ gia đình ông N và ông M phải có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho mình vì:
- Có thiệt hại xảy ra trên thực tế. Đó là thiệt hại về tài sản là cá chết hàng loạt.
- Hành vi gây thiệt hại cho bà H là hành vi gây ô nhiễm môi trường của
gia đình ông N và ông M. Gia đình ông N và ông M nuôi lợn công nghiệp nhưng
đã xả chất thải và phân lợn chưa qua xử lý xuống ao nuôi cá của bà H.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại trên thực tế xảy ra là cá chết hàng loạt của gia đình bà H là kết quả của
hành vi vi phạm pháp luật của gia đình ông N và ông M.
- Lỗi của người gây thiệt hại.
Theo Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường chỉ được loại trừ trong
trường hợp người bị thiệt hại có lỗi.
Các cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ
trường hợp chủ thể là người thiệt hại có lỗi.
Như vậy, việc 02 hộ gia đình ông N và ông M xả chất thải (phân lợn chưa
qua xử lý) xuống ao nuôi cá của bà H là vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Hành
vi nêu trên đã gây thiệt hại cho gia đình bà H, nên 02 hộ gia đình ông N và ông
M phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Việc
xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại đối với tài sản và lợi ích hợp pháp của
gia đình bà Hiền do hậu quả của môi trường sông bị ô nhiễm được thực hiện
theo quy định của pháp luật dân sự.
b. Cách tính mức bồi thường thiệt hại cho gia đình bà H:
Căn cứ Điều 134 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chi phí bồi thường
thiệt hại về môi trường cho gia đình bà H được xác định dựa trên:
- Chi phí thiệt hại do số cá bị chết;
- Chi phí xử lý, cải tạo môi trường ao nuôi;
- Chi phí giảm thiểu, triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;
- Chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục bồi thường thiệt hại về môi
trường.