Page 144 - bia TLDH dai cuong-đã gộp
P. 144
137
Bài 49
Nhà máy xi măng NH đặt tại thị trấn A, huyện T, tỉnh B. Tháng 01/2022,
Ủy ban nhân dân tỉnh B nhận được đơn phản ánh của nhân dân về việc nhà máy
thải quá nhiều bụi trong quá trình hoạt động nên gây ảnh hưởng xấu cho môi
trường và sức khỏe của người dân. Sau khi nhận được đơn, Uỷ ban nhân dân
tỉnh đã chuyển vụ việc cho Sở tài nguyên và môi trường tỉnh B tiến hành thanh
tra và kết luận:
1. Nhà máy chưa đăng ký chủ nguồn phát thải chất thải nguy hại;
2. Nhà máy không thực hiện một trong các nội dung của quyết định phê
duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Hỏi: Dựa trên kết quả thanh tra và quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường, đồng chí hãy đưa ra hướng giải quyết.
Gợi ý trả lời
1. Nhà máy xi măng NH có hành vi chưa đăng ký chủ nguồn phát thải
chất thải nguy hại.
- Căn cứ theo quy định tại khoản 4 điều 21 Nghị định 155/2016/NĐ-CP
ngày 18/11/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường, hành vi chưa đăng ký chủ nguồn phát chất thải nguy hại sẽ bị áp
dụng mức tiền phạt như sau:
“4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi
không đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại hoặc không đăng ký cấp lại
chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định”.
Căn cứ vào khoản 1 điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP “Mức phạt tiền
đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là
mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức
phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt
tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.”
Như vậy, với hành vi chưa đăng ký nguồn phát chất thải nguy hại, công ty
xi măng NH bị áp dụng mức tiền phạt là 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả:
Căn cứ điểm c, điểm d khoản 12 Điều 21 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày
18/11/2016 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Công
ty xi măng NH phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau: