Page 190 - bia TLDH dai cuong-đã gộp
P. 190
183
Gợi ý trả lời
1. Ý kiến của ông Trần Văn X hoàn toàn phù hợp với các quy định pháp
luật hiện nay. Việc triển khai chính sách hỗ trợ học nghề và tạo việc làm không
chỉ nhằm giúp người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, mà còn định
hướng, tạo cách nhìn mới của cộng đồng với người nghiện ma túy.
2. Theo Điều 26 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP, việc dạy nghề, tạo việc
làm cho người cai nghiện được quy định như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở
dạy nghề của địa phương để tổ chức truyền nghề, dạy nghề và tạo việc làm cho
người cai nghiện.
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp xã theo
điều kiện, khả năng của doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận người cai nghiện
ma túy để tổ chức truyền nghề, dạy nghề và tạo việc làm cho người cai nghiện.
Câu 70
Chị Lê Thị H được xác định lần đầu là đối tượng nghiện ma túy và đã
được gia đình đăng ký cai nghiện ma túy bằng điều trị nghiện các dạng thuốc
phiện bằng thuốc thay thế trong trường hợp nghiện các dạng thuốc phiện nhưng
lại tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
do vi phạm quy định về điều trị nghiện. Do vậy, Tòa án đã ra quyết định áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với H. Tuy nhiên, khi chưa đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buôc thì chị H lại mang thai.
Hỏi:
1. Chị Lê Thị H có thể được miễn việc cai nghiện bắt buộc hay không?
2. Thủ tục miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
được pháp luật quy định như thế nào?
Gợi ý trả lời
1. Chị H được miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc vì khoản 2 Điều 18 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có quy định:
“2. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định theo một trong các trường hợp
sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại Khoản 1 Điều