Page 210 - bia TLDH dai cuong-đã gộp
P. 210
203
phòng vệ chính đáng.
Bài 83
Để chống đối lại lực lượng chức năng trong việc xây dựng tường rào bảo
vệ sân bay M tại xã Đ, huyện M, Thành phố H phục vụ cho công tác an ninh
quốc phòng, Lê Đình K (84 tuổi) đã kích động và chỉ đạo 29 thanh niên trong xã
thực hiện các hành vi chống lại người thi hành công vụ. Các đối tượng đã chuẩn
bị: 10 quả lựu đạn, 85 chai bom xăng, 10 tuýp sắt gắn dao bầu và liềm, 20 lít
xăng, pháo sáng. Ngày 9/1/2020, khi thấy lực lượng công an, các đối tượng đã
dùng vũ khí tấn công lực lượng thi hành nhiệm vụ. Khi 3 chiến sĩ công an bị rơi
xuống hố thì các đối tượng liên tục đổ xăng xuống hố và châm lửa đốt khiến 3
chiến sĩ tử vong.
Bị tổ công tác trấn áp, Lê Đình K đã dùng 1 tuýp sắt gắn dao bầu chống
trả, trên tay cầm 1 quả lựu đạn và hô to: “Tao cho nổ, chúng mày chết”.
Hỏi:
1. Là chiến sĩ công an đang trấn áp đối tượng K, đồng chí có được nổ
súng trong trường hợp trên không? Vì sao?
2. Nếu cán bộ, chiến sĩ công an nổ súng vào đối tượng K mà không bắn
chỉ thiên thì có sai so với quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ
và công cụ hỗ trợ năm 2017 không? Vì sao?
Gợi ý trả lời
1. Chiến sĩ công an đang trấn áp đối tượng K được phép nổ súng trong
trường hợp này, vì:
Lê Đình K đã kích động và chỉ đạo nhóm thanh niên chống lại người
thi hành công vụ, sử dụng xăng, lựu đạn, vũ khí khiến 3 chiến sĩ công an tử
vong. Khi bị tổ công tác trấn áp, Lê Đình K đã dùng tuýp sắt gắn dao bầu, lựu
đạn chống trả.
2. Nếu chiến sĩ công an nổ súng vào đối tượng K mà không bắn chỉ thiên
thì không sai so với quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và
công cụ hỗ trợ năm 2017. Vì:
- Khoản 2 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ
trợ năm 2017 quy định:
“Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần
cảnh báo trong trường hợp sau đây: