Page 15 - MotSoVanDe
P. 15

và kiên quyết, mạnh mẽ, nhằm tạo ra một bước chuyển biến rõ rệt hơn nữa trên các
                  mặt”. Mục đích hướng tới của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là xây dựng

                  “Một đảng cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội
                  ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tụy, gắn bó máu thịt với nhân
                  dân, được nhân dân ủng hộ”, một đảng “có sức mạnh vô địch, không thế lực nào
                  ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên”.

                           Để đạt được mục đích ấy, “phải hết sức coi trọng xây dựng Đảng về tư
                  tưởng. Kiên định vững vàng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ

                  Chí Minh, đồng thời không ngừng bổ sung phát triển sáng tao, phù hợp với thực
                  tiễn Việt Nam”. Trong đó, “Lý luận phải vươn lên dẫn đường và đồng hành với
                  thực tiễn”, “phải có tầm nhìn vượt trước”, phải tạo được những bước đột phá về lý
                  luận phát triển, khai thông những điểm nghẽn về tư duy, nhận thức, quan điểm
                  phục vụ cho việc hoàn thiện thể chế, xây dựng đường lối, chủ trương...”. Cần phải
                  tiếp tục đổi mới hoàn thiện tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; tăng

                  cường xây dựng, giáo dục, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ,
                  đảng viên, nhất là “đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, là tinh hoa của Đảng, đòi hỏi
                  phải thật sự vững vàng, có đủ bản lĩnh, phẩm chất, trí tuệ và uy tín cao để để giải
                  quyết những công việc ở tầm chiến lược”. Đối với công tác kiểm tra, giám sát của
                  Đảng, đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là “một bộ phận quan trọng của công
                  tác xây dựng Đảng”, “là một chức năng lãnh đạo của Đảng”, “mọi tổ chức đảng và

                  đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật đảng và đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát,
                  thi hành kỷ luật của Đảng”; kiểm tra, giám sát là “thanh bảo kiếm để chữa lành các
                  vết thương”.

                           Đối với Quốc hội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vị trí, vai trò
                  đặc biệt quan trọng với tính chất là “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ

                  quan quyền lực cao nhất của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Để dáp
                  ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đất nước trong giai đoạn mới, Quốc hội cần
                  “tiếp  tục  đổi  mới  nội  dung  và  phương  thức  hoạt  động”, thực  hiện  tốt  các  chức
                  năng: xây dựng pháp luật, tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động của đất
                  nước, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
                  đối ngoại; đại biểu cho quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; quyết định các
                  vấn đề quan trọng của đất nước “theo hướng ngày càng chính xác, thực chất hơn”;

                  “đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát”;“Đẩy mạnh hoạt động
                  đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế”.

                           Về công tác tổ chức và hoạt động của Chính phủ, đồng chí Nguyễn Phú
                  Trọng chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ là: “cơ quan hành chính nhà nước
                  cao nhất, thực hiện quyền hành pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
                  Nam; là cơ quan trực tiếp tổ chức, quản lý, triển khai thực hiện có hiệu quả mọi

                  chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, biến đường lối, chủ trương
                  của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực sinh động, mang lại ấm no, tự
   10   11   12   13   14   15   16   17