Page 6 - MotSoVanDe
P. 6

2. Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường XHCN?

                           Vấn đề chọn đường đi cho cách mạng Việt Nam chịu sự tác động chi phối
                  đồng thời của các yếu tố: thực tiễn lịch sử, lý luận và khát vọng của nhân dân.


                           Bối cảnh lịch sử nước ta vào những năm đầu thế kỷ XX, trước khi Đảng
                  Cộng sản Việt Nam ra đời, rất khó khăn và phức tạp. Sau khi đứng vững chân trên
                  mảnh đất Đông Dương, thực dân Pháp đã câu kết với phong kiến phản động, xây
                  dựng, củng  cố  bộ  máy  thống  trị, tổ  chức  khai  thác  thuộc địa, ra  sức  vơ  vét  tài
                  nguyên, khoáng sản và của cải để đưa về chính quốc. Người dân Việt Nam một cổ
                  hai tròng, rên xiết dưới sự thống trị, áp bức của thực dân, phong kiến. Các phong

                  trào yêu nước, khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ sự thống trị của thực dân Pháp hay
                  đấu tranh chính trị, đòi dân quyền, cải thiện dân sinh bằng con đường hòa bình đều
                  thất bại và bị đàn áp đẫm máu. Con đường cứu nước, cứu dân, giành độc lập dân
                  tộc trên thực tế rơi vào bế tắc.

                           Nhiều nhân sỹ, trí thức yêu nước, có ý thức tự hào dân tộc muốn tìm ra con

                  đường cứu nước dựa trên kinh nghiệm từ chính lịch sử dân tộc hay các học thuyết
                  chính trị đương thời. Nhưng từ luận thuyết Nho giáo với nền giáo dục khoa bảng
                  “cửa Khổng, sân Trình”, hay niềm tin vào sự từ tâm của những dân tộc Á Đông,
                  cùng dòng “máu đỏ, da vàng”, đến chủ nghĩa tam dân của Tôn Dật Tiên, những
                  học  thuyết  dân  chủ  tư  sản  của  Lư-Thoa  (Rousseau),  Mệnh-Đức-Tư-cưu
                  (Montesquieu), v.v., tất thảy đều bế tắc ngay từ trong các tín điều luận thuyết hoặc

                  thất bại, đổ bể khi vận dụng để giải quyết trên thực tế nhiệm vụ lịch sử cứu nước,
                  giải phóng dân tộc.

                           Trong hoàn cảnh ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã bôn ba khắp năm châu,
                  bốn biển để nghiên cứu, trải nghiệm, tìm tòi và đi đến kết luận: “Muốn cứu nước
                  và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô

                  sản”. Nhận thức của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về con đường “cứu nước và giải
                  phóng dân tộc” cũng là kết quả từ sự nhìn nhận, đánh giá về xu hướng có tính chất
                  phổ biến của thời đại cách mạng vô sản được mở ra từ cuộc Cách mạng Tháng
                  Mười Nga vĩ đại. Từ đó, Người bắt tay vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
                  về trong nước, tập hợp, đào tạo, chuẩn bị đội ngũ cán bộ và tiến tới thành lập Đảng
                  Cộng sản Việt Nam, lực lượng tiên phong lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân
                  tộc, tiến tới xây dựng CNXH, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc và hạnh phúc

                  cho nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Bằng kinh nghiệm
                  thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ
                  nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có CNXH và
                  chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới
                  có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người,

                  cho các dân tộc”.
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11