Page 12 - TAI LIEU GIAO DUC DIA PHUONG LOP 7
P. 12
KIẾN THỨC MỚI
KIẾN THỨC MỚI
I. KHÁI QUÁT VỀ THÁP YANG PRONG
Tháp Chăm Yang Prong thuộc xã Ea Rốk, huyện
Em có biết?
Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột Em có biết?
khoảng 100 km về phía tây bắc, còn có tên khác là Địa điểm xây dựng và nghệ thuật
tháp Chàm Rừng Xanh. Tháp Yang Prong là di tích chạm khắc, trang trí trên tháp Yang
kiến trúc quốc gia tiêu biểu ở Đắk Lắk nói riêng và ở Prong khác biệt với các tháp Chăm
cổ ở khu vực Nam Trung Bộ. Nghệ
Tây Nguyên nói chung. Tháp thờ thần Siva dưới dạng thuật chạm khắc và trang trí trên
Mukhalinga (vị thần vĩ đại), cầu mong sự nảy nở của tháp Yang Prong đơn giản, không
giống nòi và sự ấm no, hạnh phúc. nhiều hoạ tiết cầu kì. Nếu như tháp
Chăm ở Bình Định hay Ninh Thuận
Tháp được xây dựng dưới thời vua Chăm Jaya được xây dựng trên những ngọn
đồi cao hoặc núi thấp không bóng
Shinhavarman III (tức vua Chế Mân) vào cuối thế kỉ cây, thì Tháp Yang Prong được xây
XIII. Vị trí xây dựng ở độ cao trên 200 m, chế ngự dựng nằm chìm lấp dưới những tán
một vùng phong cảnh thiên nhiên rộng rãi, bằng cổ thụ của rừng già Ea Súp và bên
dòng sông Ea H'leo hiền hoà.
phẳng, nằm trong khu rừng thưa, với quần thể thực
vật thường xanh quanh năm bên cạnh sông Ea H'leo.
Tháp có kết cấu là một khối kiến trúc bằng gạch nung đỏ, hình tháp hoa, không có mạch
vữa. Tháp có chiều cao 9 m, đáy nền hình vuông, mỗi cạnh dài 5 m, mỗi mặt tường ngoài là
ba cửa giả, một cửa thật duy nhất mở về hướng đông. Phía trên mở rộng và thon vút, trên
mái là những lớp gạch nhỏ dần từ dưới lên trên. Nền tháp là những phiến đá xanh.
- Tháp Yang Prong được xây dựng vào thời gian nào và ở đâu?
- Mô tả kết cấu của tháp Yang Prong.
II. CÁC GIẢ THUYẾT VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ CHỦ NHÂN CỦA THÁP
Tháp Yang Prong do người Chăm xây dựng. Lí do xây dựng tháp đang tồn tại ba giả
thuyết khác nhau:
- Một là, cuộc chiến tranh giữa Champa và Chân Lạp diễn ra vào khoảng đầu thế kỉ XII
với những cuộc giao tranh ác liệt và đã mở rộng lên vùng rừng núi Tây Nguyên. Người
Chăm đã chiến thắng và thống trị vùng đất Tây Nguyên. Sự có mặt của người Chăm ở Tây
Nguyên là hệ quả của cuộc chiến tranh này và họ đã xây dựng nên tháp Yang Prong.
- Hai là, vào cuối thế kỉ XIII (1283), cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên
Mông của quân và dân Đại Việt giành thắng lợi, nước Champa được giải phóng. Vua Jaya
Sinhavarman III đã cho xây dựng những ngôi đền thờ ở vùng Panduranga và ở Ea Súp,
Đắk Lắk ngày nay.
- Ba là, do sự giao lưu kinh tế (trao đổi sản vật giữa đồng bằng và Tây Nguyên) diễn ra
từ thế kỉ V, người Chăm di cư tự nhiên đến Tây Nguyên.
12