Page 19 - TAI LIEU GIAO DUC DIA PHUONG LOP 7
P. 19
KIẾN THỨC MỚI
KIẾN THỨC MỚI
I. KHÁI QUÁT VỀ NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI ÊĐÊ VÀ NGƯỜI MNÔNG
Các dân tộc cư trú lâu đời ở Đắk Lắk đều có những nhạc cụ riêng nhưng nổi bật hơn
cả là nhạc cụ của người Êđê và người Mnông. Nhạc cụ của người Êđê và người Mnông
rất phong phú và đa dạng, luôn gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt văn hoá của cộng
đồng qua các phong tục, lễ hội truyền thống cũng như thế giới tâm linh của dân tộc mình.
Nhạc cụ của người Êđê Nhạc cụ của người Mnông
a. Čing Knah a. Čưng Bor
1. Cồng chiêng
b. Čing Jhô b. Gong Pêh
a. Čing Kram a. Goong Lŭh
b. Čing Koh b. Čưng Đưng
c. Đĭng Pâng - Ktut c. Tưng Gơr
2. Các nhạc cụ d. Đĭng Năm d. H’nung Pro
tương đương
với cồng chiêng đ. Gông đ. Čưng Čuôl
e. Đĭng Tut e. T’lung T’lơr - T’lăk T’lơr
g. Đĭng Rĭng g. M’buôt
h. Gong Rêng
a. Đĭng Buôt a. H’nung Ky tơl, H’nung Lôk
b. Đĭng Plě b. H’nung R’let
c. Đĭng Tăk Tar c. H’nung Tere
3. Các nhạc cụ d. Ki Pah d. H’nung Ba
khác đ. Brô ̆ đ. Wao
e. Hgơr e. Lôt-N’hum
g. Gôt g. M’blo
h. Guêč
II. CẤU TẠO VÀ CÁCH BIỂU DIỄN MỘT SỐ NHẠC CỤ TIÊU BIỂU CỦA NGƯỜI ÊĐÊ
1. Čing Knah
- Thể loại: Họ tự thân vang, chi gõ.
- Cấu tạo: Làm từ đồng hợp kim, hình mâm tròn có vành xung quanh. Các Čing được
chia ra hai nhóm.
19