Page 46 - TAI LIEU GIAO DUC DIA PHUONG LOP 7
P. 46

Bài
                  Bài
                  9 9        LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP PHÙ HỢP VỚI

                             CÁC NGÀNH NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG






                                                Học xong bài này, em sẽ:
                                               •  Giới thiệu được một số ngành nghề đặc trưng và giá trị
                                                 của ngành nghề đó đối với tỉnh Đắk Lắk.
                                               •  Phân tích được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc
                                                 chưa phù hợp với công việc của nghề nghiệp em lựa chọn.

                                               •  Có ý thức và xây dựng được kế hoạch rèn luyện bản thân
                                                 để phù hợp với ngành nghề yêu thích ở địa phương.



                   MỞ ĐẦU
                   M Ở  Đ ẦU


             Chia sẻ về một số nghề đặc trưng ở Đắk Lắk mà em biết.


                    KIẾN
                    KIẾN THỨC MỚI

                                MỚI
                          THỨC

             Đắk Lắk có vị trí địa lí là trung tâm của vùng Tây Nguyên, với quy mô diện tích đứng
           thứ 5 và quy mô dân số đứng thứ 9 trong cả nước. Tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế trong
           phát triển nông - lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng và dịch vụ,
           du lịch.

             I. ĐẮK LẮK LÀ TỈNH CÓ LỢI THẾ VỀ CÁC NGÀNH NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NÔNG,
                LÂM NGHIỆP

             Trong những năm qua (2015 - 2020), ngành nông, lâm nghiệp của tỉnh Đắk Lắk phát
           triển khá ổn định, sản lượng một số cây trồng, vật nuôi tăng cao, đạt và vượt chỉ tiêu kế
           hoạch đề ra, góp phần đưa giá trị của ngành nông, lâm nghiệp tăng lên. Giá trị tổng sản
           phẩm ngành nông, lâm nghiệp của toàn tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 102 215
           tỉ đồng, bình quân tăng 5,67%; dự kiến năm 2020 đạt 22 300 tỉ đồng, cao gấp 1,32 lần so
           với năm 2015.

             Về trồng trọt, toàn tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, áp
           dụng mô hình trồng cây cà phê xen canh với các loại cây có giá trị kinh tế cao (bơ, sầu
           riêng, cây có múi,...) hoặc ngược lại, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với
           trồng thuần cà phê. Tổng diện tích cây ăn quả của cả tỉnh bao gồm trồng thuần và trồng
           xen giai đoạn 2016 - 2020 đạt 26 517 ha, trong đó diện tích lớn nhất là bơ đạt 12 686 ha,
           sầu riêng đạt 7 180 ha. Trong giai đoạn 2015 - 2020, diện tích cà phê có xu hướng giảm,


          46
   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51