Page 42 - 8 - Những Tâm Hồn Cao Thượng
P. 42
Nhà hảo tâm ẩn mặt
rong những năm đầu của thập niên 1910, bố tôi là tài xế riêng cho một ông chủ
T
giàu có và đã chứng kiến ông ấy bí mật giúp đỡ rất nhiều người đang gặp khó
khăn dù biết rằng họ sẽ chẳng bao giờ có thể đền đáp được.
Trong số những câu chuyện bố kể cho tôi nghe, có một việc mà tôi vẫn nhớ
mãi. Ngày hôm đó, bố tôi lái xe chở ông chủ đến một thành phố khác để dự buổi
họp kinh doanh. Ra tới vùng ngoại ô, họ dừng lại để ăn bữa trưa là bánh xăng-uých.
Trong lúc họ đang ăn thì có vài cậu bé chơi lăn vòng ngang qua chỗ “chiếc xe hơi rẻ tiền” của họ.
Trong số đó có một đứa bé chân đi khập khiễng. Nhìn kỹ lại, ông chủ của bố tôi mới thấy đứa bé ấy bị
tật bẩm sinh ở chân. Ông bước ra khỏi xe và tiến tới chỗ cậu bé.
“Chân cháu như thế có gặp khó khăn gì không?”, ông hỏi cậu bé.
“Nó làm cháu chạy chậm chút xíu thôi mà”, cậu bé đáp. “Với lại cháu phải làm cho giày nhỏ bớt
lại để cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng cháu quen rồi. Sao ông lại hỏi như thế ạ?”
“À, ông có thể giúp cháu chữa lành cái chân ấy đấy. Cháu có thích không?”
Cậu đáp: “Chắc chắn là thích rồi ạ”. Cậu bé tỏ ra vui sướng nhưng vẫn còn chút bối rối trước câu
hỏi ấy.
Vị thương gia ghi lại tên cậu bé rồi quay trở về xe. Trong lúc ấy, bọn trẻ nhặt mấy cái vòng lên rồi
tiếp tục xuống phố.
Khi quay vào xe, ông chủ của bố tôi bảo: “Anh Woody này, đứa bé đi khập khiễng ấy... tên là
Jimmy, tám tuổi. Anh tìm xem nhà nó ở đâu rồi cho tôi biết tên và địa chỉ của bố mẹ nó nhé”. Nói rồi
ông đưa cho bố tôi tờ giấy có ghi tên cậu bé. “Chiều nay anh đến thăm bố mẹ cậu bé đi và hãy cố xin
phép họ đồng ý cho Jimmy được giải phẫu chân. Còn giấy tờ bệnh viện ta sẽ làm sau. Tôi sẽ lo hết
mọi chi phí phẫu thuật.”
Ăn bánh xăng-uých xong, bố tôi đưa ông chủ tới chỗ hẹn.
Bố tôi vào hiệu thuốc gần đó và ông chẳng mất nhiều thời gian để biết được địa chỉ nhà của Jimmy.
Hầu như ai ở đó cũng biết cậu bé bị khập khiễng một chân.
Chỗ ở chật hẹp mà Jimmy và gia đình cậu bé gọi là nhà đó cần phải được sơn phết và sửa chữa
lại. Nhìn quanh, bố tôi thấy mấy chiếc áo sơ mi rách tả tơi và vài cái áo đầm vá loang lổ đang phơi
trên dây quần áo cột tạm bợ vào vách nhà. Một chiếc vỏ xe mà người ta đã bỏ đi được treo vào một
đoạn dây thừng cũ kỹ vắt qua cành sồi để làm xích đu.
Một phụ nữ ngoài ba mươi tuổi đáp lời khi nghe tiếng bố tôi gõ vào cánh cửa hoen gỉ. Trông chị có
vẻ mệt mỏi, và những nếp nhăn hằn sâu trên gương mặt cho thấy cuộc sống cơ cực của chị.