Page 12 - Microsoft Word - 10.7.2024. LUAT BHXH SO 41 KY BAN HANH
P. 12

12

                         3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho
                  người sử dụng lao động.

                         4. Vận động người sử dụng lao động là thành viên của mình chấp hành
                  chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

                         5. Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội
                  theo quy định của pháp luật.

                         6. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp
                  luật về bảo hiểm xã hội.

                                                            Mục 2
                                   TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI

                         Điều 16. Cơ quan bảo hiểm xã hội

                         1. Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện
                  chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội,
                  quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành về đóng bảo
                  hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; nhiệm vụ khác theo quy định
                  của Luật này và luật khác có liên quan.

                         2. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

                  của cơ quan bảo hiểm xã hội.
                         Điều 17. Quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội

                         1. Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, thang
                  lương, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng chế

                  độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
                         2. Được cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động
                  hoặc giấy phép hoạt động kết nối, chia sẻ thông tin hoặc cung cấp bản sao giấy phép

                  hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
                  hợp tác xã, hộ kinh doanh để rà soát, kiểm tra việc thực hiện đăng ký tham gia bảo
                  hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.

                         3. Được cơ quan thuế cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế
                  của người sử dụng lao động và các thông tin khác có liên quan đến việc tham gia
                  bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

                         4. Từ chối chi trả chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện,
                  bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi yêu cầu chi trả không đúng quy định của
                  pháp luật; trường hợp từ chối chi trả phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

                         5. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm
                  xã hội tự nguyện, việc thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
                  việc đóng, chi trả bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thanh tra chuyên ngành về
                  đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17