Page 47 - HIẾN PHÁP ĐỆ TAM VNCH
P. 47

Cảnh Sát Quốc Gia là Lực Lượng Bảo An Bán Quân Sự của Việt Nam Cộng Hòa, tồn tại
               từ 1955 đến năm 1975. Đây là một trong  những Lực Lượng góp vai trò quan trọng
               trong công tác phối hợp với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để trị an và giúp đương đầu
               với cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau khi CS chiếm VN, cũng tạo ra lực lượng cảnh sát.
               Nhưng lại là một ổ tham nhũng, thối nát. Do đó, trong khi CSVN còn nắm quyền cai trị,
               đất nước như còn trong tình trạng chiến tranh. Việc bảo quốc, trị an sẽ do BTLCLTQ
               cùng với các Ban An Ninh Hành Chánh các cấp phối hợp đảm nhiệm. Sau khi bình đình
               lãnh thổ, CPQGVNLT/Đệ III VNCH sẽ tái thành lập các Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia như
               thời Đệ I và Đệ II Cộng Hòa, để đào tạo những sĩ quan và nhân viên công lực có lương
               tâm và đạo đức để phục vụ cho dân, chứ không phải để cai trị, hống hách, hà hiếp
               lương dân. Quốc Hội Khóa II sẽ nhận trách nhiệm soạn thảo các Chương-Mục thành lập
               Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia mặc sắc phục và thường phục.

               MỤC 3.8.3:  UỶ BAN AN NINH, HÀNH CHÁNH CÁC CẤP

               KHOẢN 3.8.3.1: Chính Phủ chỉ có một nguyện vọng và ý chí duy nhất để phục vụ toàn
               dân là: Lấy  Lại  Đất  Tổ  -  Không  Làm  Khổ  Dân làm mục đích và cứu cánh. Chủ
               trương  và  đường  lối  của  Chính  Phủ  Đệ  III  VNCH  chỉ  nhằm  vào  mục  đích  đáp  ứng
               nguyện vọng của đa số Quốc Dân, đồng bào Việt Nam. Phải lấy dân làm gốc. Phát huy
               yếu tố Nhân Hòa làm căn bản để tạo Địa Lợi và Thiên Thời. Triệt để thi hành nguyên
               tắc Dân Chủ, Đức Trị. Lấy đạo đức làm nền tảng, lấy quyết tâm phục vụ nhân dân
               làm trọng tâm cho mọi hoạt động. Dùng đơn vị Làng là đơn vị căn bản, là đơn vị then
               chốt của xã hội. Do đó, các Uỷ Ban An Ninh Hành Chánh từ Làng, Xã, đến Trung Ương,
               phải thực sự do dân nơi cư ngụ bầu ra, thể hiện đầy đủ tinh thần dân chủ, có khả năng
               phục  vụ  quần  chúng.  Không  chuyên  quyền,  hống  hách,  sách  nhiễu  dân,  luôn  luôn
               nghiên cứu đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của người địa phương, phù hợp với
               chính sách của quốc gia. Cơ chế hay cơ quan chính quyền này dù lâm thời, cũng phải
               hội đủ các nhân sự có uy tín và năng lực, bao gồm các tiêu chuẩn sau đây:

               Điều 3.8.3.1.1: Chủ Tịch (các cấp): Được bầu cử phổ thông kín theo tiêu chuẩn:

               Điều 3.8.3.1.2: Phải là công dân Đệ III VNCH trên ba mươi (30) tuổi.

               Điều 3.8.3.1.3: Tổng cộng thời gian sinh sống hay cư ngụ tại địa phương ít nhất là hai
               mươi (20) năm, tính đến ngày ứng cử.

               Điều 3.8.3.1.4: Có uy tín và được cảm tình tại địa phương nơi cư ngụ.

               Điều 3.8.3.1.5: Tác phong và đạo đức theo truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.

               Điều  3.8.3.1.6:  Bảy  (7)  Uỷ  viên  cấp  làng,  xã  được  chỉ  định  bởi  Chủ  Tịch  theo  tiêu
               chuẩn: Phải là công dân VN trên hai mươi lăm (25) tuổi, tốt nghiệp tiểu học, đã am
               tường hay phải được huấn luyện để biết sử dụng điện toán và không bị khiếu nại về tác
               phong, đạo đức trong thời gian chín mươi (90) ngày, sau khi danh sách niêm yết.

                                                                               Hiến Pháp Đệ III VNCH Page 47 of 81
   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52