Page 6 - 1. Noi dung 1_Xa hoi hoa giao duc_Tai lieu sinh vien_TXVC
P. 6
nhật kiến thức thường xuyên ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ, hình thành ý thức học
tập liên tục, học tập suốt đời.
d. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong giáo dục
- Nhà nước có nhiệm vụ xác lập cơ sở pháp lý để phát triển giáo dục nhằm
bảo đảm cho mọi đối tượng trong xã hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ giáo dục.
- Nhà nước cần tăng cường đầu tư các nguồn lực con người, tài chính, đất
đai... cho hoạt động giáo dục.
- Nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý nghiêm minh
những vi phạm trong hoạt động giáo dục.
e. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục
Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục một mặt chúng ta thu hút vốn đầu
tư của nước ngoài liên doanh xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo với 100% vốn
đầu tư của nước ngoài, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và mở
rộng việc "du học tại chỗ". Mặt khác, chúng ta tiếp thu chọn lọc những kinh
nghiệm của các nền giáo dục tiên tiến, phù hợp để phá vỡ những khuôn mẫu đã
cũ kỹ, lạc hậu, từ triết lý giáo dục, nội dung chương trình đến phương pháp giảng
dạy, tổ chức trường học... Từ những kinh nghiệm tiên tiến ấy sẽ góp phần hiện
đại hóa giáo dục Việt Nam, nối kết giáo dục Việt Nam với các nền giáo dục hiện
đại trên thế giới. Trên cơ sở đó chuẩn hóa, hiện đại hóa chương trình, giáo trình,
nội dung, phương pháp phù hợp với khu vực và quốc tế.
2. Xây dựng xã hội học tập
2.1. Quan điểm về xây dựng xã hội học tập
Xây dựng xã hội học tập là để tạo ra trên mọi địa bàn dân cư những phong
trào học tập suốt đời, lôi cuốn mọi người vào các cuộc vận động học tập khác
nhau, mà điều quan trọng là tạo nên những không gian đáng sống những môi
trường văn hóa và văn minh trong xã hội, những vùng đất để ươm mầm và phát
triển mọi ý tưởng sáng tạo của bất cứ người dân nào trong dòng chảy của các cuộc
Cách mạng công nghiệp liên tiếp nối theo nhau. Cuối cùng, xã hội học tập sẽ gặt
hái được những công dân học tập với tư cách là những con người thông minh, con
5