Page 41 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 41
Theo kết quả phỏng vấn sâu, nhân tố thúc đẩy động cơ tích cực được cấu thành bởi các thành
tố như (1) phấn chấn từ sự thành công; (2) ranh đua với đối thủ; (3) nhận diện cơ hội mới; (4) nhận
diện thách thức mới; (5) chính sách khuyến kích đầu tư liên quan đến lĩnh vực khởi nghiệp. Vai
trò của từng thành tố thúc đẩy khởi nghiệp của doanh nghiệp như sau:
- Phân chấn từ sự thành công: động cơ này thường đến với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi
bước đầu vượt qua những khó khăn trong giai đoạn đầu khởi sự mới, những thành công ban đầu
mạng lại cho họ cảm giác, trải nghiệm mới thôi thúc họ dấn thân với mong muốn thành công hơn
nữa. Niềm tin thành công ban đầu là điểm tựa vững chắc để họ đẩy mạnh các mối quan hệ với
khách hàng, nhà công cấp, nhà tài trợ để phát triển mạng lưới kinh doanh.
-Ranh đua với đối thủ cạnh tranh: Kinh doanh là một cuộc chạy đau với nhiều đối thủ khác
nhau ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình kinh doanh. Những người có tinh thần doanh
nhân cao thường cảm thấy xấu hổ hoặc “khó chịu” khi đối thủ vượt trội hơn mình nên họ thường
có khuynh hướng để ý hành động của đối thủ cạnh tranh để phát triển những chiến lược cạnh tranh.
- Nhận diện cơ hội và thách thức mới: Phần lớn các dự án khởi nghiệp trên nền tảng sẵn có đều
dựa trên nhận diện cơ hội kinh doanh. Các khía cạnh cần xem xét bao gồm thị trường, điều kiện
đầu vào, vị trí, sự cạnh tranh trong ngành, xu hướng thay đổi công nghệ, sự thay đổi chính sách
pháp luật và các yếu tố thuộc môi trường kinh tế - xã hội khác. Các yếu tố này có tác động giúp
doanh nghiệp khởi nghiệp định hình ý tưởng thong qua cơ chế sau:
+ Thị trường: thường là nguồn cảm hứng cho nhiều ý tưởng phát sinh. Quan sát thị trường
người khởi sự thấy được khoảng trống của nhu cầu cần được đáp ứng và đó chính là khách hàng
mục tiêu. Sản phẩm của dự án khởi sự cần được thiết kế phù hợp (chất lượng, giá cả, sự khác biệt)
với khách hàng mục tiêu đó. Cũng trên cơ sở phân tích thị trường mục tiêu và ý tưởng về sản
phẩm, người khởi sự cần tư duy đến chiến lược liên kết với đối tác nào để marketing, lôi kéo khách
hàng và phân phối sản phẩm phù hợp với năng lực, lĩnh vực và quy mô dự án khởi sự.
+ Điều kiện đầu vào: Quan sát điều kiện cung ứng đầu vào giúp người khởi sự xác định rõ
nguồn cung ứng đầu vào có thuận lợi cho ý tưởng khởi sự hay không. Điều quan trọng nhất cần
tránh đối với dự án khởi sự là sự lệ thuộc vào một hoặc một nhóm nhà cung ứng.
+ Xu hướng thay đổi công nghệ: Quan sát xu hướng công nghệ giúp người khởi sự biết được
phương pháp tạo ra sản phẩm có thuận lợi với mình hay không, cần được lựa chọn phù hợp để sản
xuất ra sản phẩm được thiết kế với giá thành thấp nhất. Công nghệ bao gồm quy trình sản xuất;
dây chuyền công nghệ, thiết bị; thiết kế nhà xưởng sản xuất, mặt bằng… để tạo ra sản phẩm. Sự
khác biệt giữa các công nghệ cho ra sản phẩm khác nhau về chất lượng, giá thành. Xu hướng thay
đổi công nghệ thường mang đến cơ hội, cũng như thách thức đối với người khởi sự.
+ Cơ sở hạ tầng: Quan sát cơ sở hạ tầng giúp người khởi sự xác định các cơ hội và thách
thức trong việc kết nối thông tin, cung ứng nguyên liệu và phân phối sản phẩm.
+ Sự cạnh tranh trong ngành - thường mang đến cơ hội hoặc/và thách thức cho ý tưởng khởi
sự. Quan sát sự cạnh tranh giúp người khởi sự tư duy đến việc nên hợp tác với ai để tận dụng cơ
hội và và tránh né rủi ro.
40