Page 14 - Sử Ký CMC 30- Kiến tạo di sản số - Chương I
P. 14
Hoài bão dang dở…
Đêm Chủ nhật, khi những con phố chìm trong giấc ngủ say, trong ánh
đèn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, những người kỹ sư trẻ tuổi đã
hoàn thiện thiết kế bo mạch chủ, in ra bản film để hôm sau chuyển
sang Đài Loan sản xuất và tạm biệt nhau ra về với niềm hy vọng về
những chiếc máy tính đầu tiên do người Việt Nam sản xuất. Nhưng
những chàng trai ấy không thể biết rằng chỉ vài tiếng sau, họ gặp
nhau trong một hoàn cảnh không ngờ.
“Sáng sớm, những người kỹ sư Viện Vi điện tử nhận được tin báo đến
Viện ngay. Trước mắt họ là khung cảnh tan hoang, những cột khói còn
lững lờ trong không trung, không khí đặc quánh, xe cứu hỏa xếp hàng
dưới sân, lính cứu hỏa vừa mới dập cháy xong”
Theo hồi ức của Giáo sư Chu Hảo
Toàn bộ tài sản của Viện Công nghệ Vi điện tử, đặc biệt là Phòng
Tin học - nơi đang tập trung các thiết bị để nghiên cứu và sản xuất
máy tính đã bị cháy. Nguyên nhân cháy được xác định do mô-tơ của
máy biến áp công suất lớn bị kẹt, om nhiệt và gây cháy tại chỗ.
Lửa bén vào sơn, nhựa ở bản mạch các máy tính khiến đám cháy lan
rộng nhanh chóng, đến mức sàn gạch của mấy phòng ấy mủn ra. Những
kỹ sư trẻ chỉ còn biết đứng nhìn những thành quả của mình đã bị
thiêu rụi.
Viện cháy có nghĩa là những hệ thống quan trọng như hệ thống thiết
kế mạch chuyên dụng colorcam của Tây Đức, toàn bộ thiết kế được tự
động hoá phần lớn đều bị cháy hết. Trị giá cả máy và phần mềm vào
khoảng vài trăm ngàn USD. Có thể con số vài trăm ngàn USD bây giờ
không ý nghĩa lắm nhưng vào thập niên 80, khi chúng ta ăn không đủ
no và còn phải độn bo bo thì mới hiểu được mất mát đó lớn thế nào.
12 SỬ KÝ CMC 30