Page 7 - Sử Ký CMC 30- Kiến tạo di sản số - Chương I
P. 7
CHƯƠNG 1. LỬA
Những năm 80 của thế kỷ trước, không khí khắp nơi rộn ràng về một
thời kỳ mới của dân tộc Việt Nam. Anh vẫn còn nhớ mình đã chứng
kiến một đoàn tàu được kéo bởi đầu tàu mang tên ĐỔI MỚI.
Anh Nguyễn Trung Chính
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn nhớ lại
Tiếng còi rộn ràng của đoàn tàu đổi mới
Năm 1986 đánh dấu những thay đổi quan trọng trong đường lối, chủ
trương, chính sách phát triển của Nhà nước khi Việt Nam vừa thoát
khỏi “Thời kỳ bao cấp”. Những tờ tem phiếu, sổ gạo quý giá in dấu
trong ký ức một thời của bao người Việt Nam đã lùi dần vào dĩ vãng,
mở ra giai đoạn phát triển mới của dân tộc.
Đường lối đổi mới toàn diện đất nước đã tác động trực tiếp tới việc
đổi mới cơ chế quản lý Khoa học & Kỹ thuật. Nghị quyết Đại hội Đảng
VI (1986) khẳng định “Cơ chế quản lý kinh tế, quản lý Khoa học &
Kỹ thuật phải đòi hỏi và khuyến khích việc sáng tạo và ứng dụng
rộng rãi các thành tựu Khoa học & Kỹ thuật, đưa lại hiệu quả
thiết thực”.
Nếu như trước đó, việc nghiên cứu khoa học được định nghĩa gắn liền
những nghiên cứu hàn lâm, đỉnh cao và chỉ nằm trong phòng thí
nghiệm thì những năm đầu của thập niên 80, có một nhà khoa học đã
tự chọn cho mình lối rẽ khác: xin thành lập một tổ chức nghiên cứu
phát triển nhưng tập trung vào ứng dụng công nghệ. “Cuộc chơi” ấy
đòi hỏi những kỹ sư giỏi, các nhà kỹ thuật đủ tầm và đủ say mê để
đem những công nghệ cao vào giải quyết các yêu cầu từ xí nghiệp,
từ thị trường.
“Người chiến binh ngược dòng tiên phong” ấy là Giáo sư Vũ Đình Cự
- một nhà chính khách, một nhà khoa học tài ba - nguyên Viện trưởng
Viện Công nghệ Quốc gia, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội.
Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia (viết tắt là Nacentech) được
thành lập tháng 10 năm 1984 với sứ mệnh đưa ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào trong cuộc sống. Dưới sự dẫn dắt của Giáo sư Vũ Đình Cự,
KIẾN TẠO DI SẢN SỐ 5