Page 12 - Su ky CMC 30 - Kien tao di san so - Chuong II
P. 12

Máy tính Bác Tô -  công trình ý nghĩa




















                                     Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều thời gian cho việc thử nghiệm tất


                                   cả những gì chúng tôi có được nhằm chuyển giao cho xã hội, cho



                                   khách  hàng;  làm  chủ  các  thiết  bị,  hệ  điều  hành;  làm  chủ  mạng



                                   Novell, các quy trình thiết kế, lắp đặt; làm chủ hệ thống chế bản


                                   phục vụ văn phòng, các nhà in; nghiên cứu hệ điều hành Minix với



                                   tham vọng xây dựng hệ Unix riêng của Việt nam; nghiên cứu hệ thống


                                   xử lý song song sử dụng Transputer nhằm xây dựng năng lực tính toán



                                   giá thành thấp cho Việt Nam. Nhưng có lẽ có ý nghĩa nhất, có mục



                                   tiêu rõ ràng nhất là việc thiết kế và xây dựng máy tính bác Tô. Ý


                                   tưởng này xuất phát từ mong muốn cháy bỏng của Việt Nam: làm sao



                                   thiết kế được một máy tính giá thành hạ, làm chủ được công nghệ để


                                   phục vụ cho giáo dục, cho người tiêu dùng có thu nhập vừa phải.














                                            Giá một chiếc máy XT clone có giá thành khoảng 10 0 0$ Mỹ.





                                                     Mục tiêu chúng tôi đặt ra là thiết bị phải dưới 40 0$ Mỹ.




                                                                                                                                                                            Cố Chủ tịch Hà Thế Minh


                                                                                                                                                                               Theo Hồi ký 15 năm CMC















                                   Với khát khao và mục tiêu cao cả ấy, nhóm kỹ sư trẻ tập trung vào



                                   đề án nghiên cứu và sản xuất máy tính. Thời gian cao điểm của đề



                                   án, khoảng 10 thành viên của phòng đều chưa có gia đình, luôn sục


                                   sôi với nghiên cứu và thử nghiệm. Anh Trưởng phòng Hà Thế Minh khi



                                   ấy mới 29 tuổi - là người lớn tuổi nhất, anh Nguyễn Trung Chính



                                   mới chỉ 25 tuổi, còn lại toàn người trẻ. Thời đó, Viện Nghiên cứu


                                   nằm trong chế độ bảo mật của Nhà nước nên mọi tài sản trí tuệ đều



                                   đặt ở Viện, nhân viên tuyệt đối không được mang tài liệu về nhà.


                                   Đất nước vừa bước qua thời bao cấp, các sản phẩm công nghệ, máy



                                   tính rất hiếm, chỉ ở Viện mới có máy tính nên mọi người phải đến



                                   Viện để làm, ánh đèn tại trụ sở đi thuê ở Bảo tàng Lịch sử Việt


                                   Nam không bao giờ tắt.



                                   Năm 1988, những nỗ lực của các chàng kỹ sư tài năng được đền đáp


                                   xứng đáng khi sản phẩm đã hoàn thiện về thiết kế và làm xong sản



                                   phẩm mẫu đầu tiên gọi là “prototype”, sản xuất ở mức thử nghiệm



                                   100 chiếc, được đưa ra phục vụ cho cơ quan Tổng cục Bưu điện...











            10 SỬ KÝ CMC 30
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17