Page 374 - Xuan Giap Thin 2024 FINAL 2
P. 374

khó hơn tìm vàng khi di dân kéo đến Golden Gate vào thế kỷ 19 đầy “thập tử nhất sanh”

          mong tìm sự sống ở vùng viễn tây chướng khí này.


              Trên đấy là bức tranh tổng thể của cái kết quả hiện tại mà nguyên nhân được liệt kê

          trùng trùng duyên khởi. Tuy nhiên, trong hệ lụy của một dân tộc u ám như hiện nay, vai

          trò của Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger không thể nào bỏ qua hay thiếu vắng cho
          được. Bây giờ, Kissinger đã không còn trên dương thế, ông chết ở tuổi 100 vào ngày 29

          tháng 11 năm 2023 tại Tiểu bang Connecticut nhưng người dân Việt Nam có cái nhìn

          bàng quan về ông sau nửa thế kỷ trôi qua hơn là chút trắc ẩn đối với người quá cố.


              Trong cuộc toạ đàm trực tiếp truyền hình trên VNA TV, Giáo Sư Nguyễn Đức Lâm,
          Bác Sĩ Phạm Đức Vượng, Nhà Thơ Chinh Nguyên và tôi ngẫm về vai trò của cựu Ngoại

          trưởng Henry Kissinger đồng thời cùng nhìn lại về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam

          vào tay Cộng sản Bắc Việt dẫn đến kết quả một Việt Nam tồi tệ như ngày hôm nay, Giáo
          Sư Nguyễn Đức Lâm nói rằng, Tiến sĩ Kissinger là một ngoại trưởng khá nổi bật trong

          lịch sử Hoa Kỳ, phục vụ dưới hai chính quyền Richard M. Nixon và Gerald Ford, đồng

          thời cũng từng là Cố vấn an ninh quốc gia. Ông là người có ảnh hưởng trên chính trường
          và định hình chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong ba thập niên, trong đó có Hiệp

          định Paris được ông ký kết với ông Lê Đức Thọ, cố vấn đặc biệt của phái đoàn Việt Nam

          Dân chủ Cộng hòa, hồi đầu năm 1973, để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt
          Nam. Tuy nhiên chữ ký đó đã vấy quá nhiều máu của quân dân cán chính Việt Nam

          Cộng Hòa, ông có trách nhiệm rất lớn trong việc để miền Nam sụp đổ vì Hiệp định Paris

          được ký kết chỉ có lợi cho Việt Cộng và quân đội Hoa Kỳ rút về nước mở đường cho
          Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam bằng vũ lực vào ngày 30 tháng Tư năm 1975. Hiệp

          định này là hòa bình mà rõ ràng không hề có hòa bình, kết quả là nửa dân tộc Việt Nam
          bị đày đoạ. Anh linh của hàng triệu con người tức tưởi nằm xuống không thể nào tha

          thứ cho Kissinger.


              -Bác Sĩ Phạm Đức Vượng cho rằng, ông Kissinger là một nhà ngoại giao có tài nhưng

          đã vận dụng khả năng ngoại giao của mình vào con đường xảo quyệt, tà đạo, bất chính

          đúng như thiên hạ đặt biệt danh cho ông là ‘Vua đi đêm’. Năm 1972 Kissinger sang
          Trung Cộng gặp Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai để cải thiện quan hệ Hoa Kỳ và Trung

          Cộng, chấm dứt hơn hai thập niên lạnh giá, cô lập và thù địch. Tuy nhiên hậu quả đó

                                                                                                           374
   369   370   371   372   373   374   375   376   377   378