Page 415 - Di san van hoa An Duong
P. 415

Tụ cư, lập ấp, dựng làng ở vùng ven sông, biển từ bao đời nay, các thế hệ
             người dân đầu tiên đến Bắc Sơn mở đất đã chọn những khu đất cao (phía Tây xã)
             để định cư, lập nghiệp. Tổ tiên người dân Bắc Sơn từ những ngày đầu quần tụ đã
             đoàn kết để quai đê ngăn mặn, lập vườn, dựng làng. Lần quai đê dưới thời Mạc ở
             khu đầm sâu của người dân Bắc Sơn đã mở ra cả một vùng ruộng, vườn rộng lớn

             phía Đông xã hiện nay. Trải bao nỗi vất vả gian nan chống chọi với lũ lụt, giặc
             ngoại xâm, người dân Bắc Sơn đã hình thành cho mình tinh thần đoàn kết, đức
             tính lao động cần cù, tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm. Bởi vậy, dù đã qua

             nhiều lần tách nhập, những người con của quê hương Bắc Sơn vẫn trở về quê cũ,
             cùng nhau khôi phục sự nghiệp của ông cha, để lại cho các thế hệ con cháu hôm
             nay và mai sau những giá trị, truyền thống tốt đẹp.

                   Lấy nghề nông làm nghề chính, sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán của
             của người Bắc Sơn mang những nét đặc trưng cơ bản của văn hóa làng xã truyền
             thống vùng đồng bằng Bắc bộ. Tục thờ cúng tổ tiên rất được coi trọng và lưu

             truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, trong từng gia đình, dòng tộc. Cùng với tục
             thờ cúng tổ tiên, tục thờ những người có công với dân làng được thể hiện bằng
             việc  dựng  đình,  lập  miếu  thờ  thành  hoàng  như:  Đình  Nam  thờ  Đương  cảnh
             Thành  hoàng  Quảng  tế  cư  sĩ  hoằng  hóa  thượng  đẳng  phúc  thần  đại  vương
             Nguyễn  Hồng;  đình  Tây  thờ  Thánh  mẫu;  đình  Thượng  thờ  Thánh  phụ;  đình

             Rướng thờ Đoan Túc chi thần Vũ Công An; miếu Trà Lý thờ Đức ông.

                   Đạo Phật giữ một vị trí khá quan trọng trong đời sống tâm linh của người
             dân Bắc Sơn xưa. Thần tích làng Hà Liên xưa kể rằng, do muộn con, vợ chồng cụ
             Nguyễn Thành đã xây dựng ngôi chùa Hạ để cầu tự Phật tổ, sau đó sinh ra tướng
             quân Nguyễn Hồng. Sau chùa Hạ, nhân dân Bắc Sơn đã góp sức xây dựng các
             chùa Thượng, chùa Cao, chùa Rướng, chùa Quỳnh Lâu.

                   Trọng việc học hành cũng là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của

             người dân Bắc Sơn. Bản khai thần tích thành hoàng làng của lý trưởng làng Hà
             Liễn đầu thế kỷ XX cho biết cụ Nguyễn Thành ngay từ khi lập Liễn trang đã chú ý
             đến việc mở trường dạy học cho con cháu. Gia phả họ Lê cho biết, vào thời vua Lê
             Thái Tổ có các cụ Lê Hồng Phái, Lê Hồng Hiệu thi đỗ Tiến sĩ. Bia hậu ở chùa Cao
             cũng cho biết có cụ Lê Phương Bật là khóa sinh từng tham gia các kỳ thi cử…

                   Tính đến nay, xã Bắc Sơn có 57 dòng họ đã và đang cùng nhau sinh cơ, lập

             nghiệp, xây dựng quê hương, trong đó tiêu biểu là các dòng họ Lê, Nguyễn, Đào,
             Phạm, Đoàn, Đỗ…



              415   DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG
   410   411   412   413   414   415   416   417   418   419   420