Page 15 - BÀI DỰ THI LUẬT PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẬP 1
P. 15
Quy định về biện pháp quản lý sau cai nghiện bắt buộc tại cơ sở quản lý trong
Luật Phòng, chống ma túy hiện nay cũng không phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và
cần được bãi bỏ.
Công tác xã hội hóa cai nghiện còn nhiều khó khăn, hiện nay các cơ sở
cai nghiện nghiện do các tổ chức, cá nhân thành lập chưa được quan tâm và
hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, trong khi đây là lĩnh vực lợi nhuận không cao
nên không thu hút được các nhà đầu tư. Cơ sở vật chất ở một số cơ sở cai
nghiện còn thiếu, xuống cấp, chưa được quan tâm đầu tư thỏa đáng, dẫn đến
khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt, dễ gây bức xúc cho học viên. Các học
viên sau khi cai nghiện ở các cơ sở cai nghiện bắt buộc trở về cộng đồng khó
kiếm việc làm để ổn định cuộc sống.
Đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng chủ yếu là kiêm
nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu, hiệu quả không cao, nhiều địa phương làm
mang tính hình thức.
Cơ sở cai nghiện ma túy Cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy
(Nguồn ảnh: Internet) (Nguồn ảnh: Internet)
Ba là, một số nội dung chưa thống nhất, đồng bộ của Luật Phòng,
chống ma túy năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2008 trong hệ thống
pháp luật do vậy đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống ma
túy
Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) chưa bảo đảm
tính thống nhất, đồng bộ với quy định Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự.
Điều 3 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) quy định
nghiêm cấm các hành vi: "Trồng cây có chứa chất ma túy; sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần...". Tuy nhiên, Điều 259 Bộ luật Hình sự năm 2015
quy định t
9