Page 125 - 7. QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2021
P. 125

công bằng xã hội... Phát triển kỉnh tế, văn hóa, xã hộỉ, nâng cao đời song vật chất,

          tinh thần của nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương. Xây dựng và phát huy

          sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện đầy đủ chinh sách xã hội,

          thường xuyên quan tâm đến các gia đình thương bỉnh, liệt sĩ, người có công với

          cách mạng, làm tốt chính sách hậu phương quân đội; thực hiện có hiệu quả quy
          chế dân chủ ở cơ sở để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, gắn liền với tăng

          cường kỷ cương nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, xây dựng “thế trận

          lòng dân” vững chắc góp phần xây dựng, củng cố, phát huy sửc mạnh của khối

          đại đoàn kết toàn dân. Giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc phòng và an

          ninh cho các đối tượng trong khu vực phòng thủ theo quy định của pháp luật.


                2.1.2. Xây dựng tiềm lực kinh tế

                 Tiềm lực kinh tế của khu vực phòng thủ là khả năng về kinh tể của địa

          phương có thể huy động phục vụ xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ.

                Biểu hiện của tiềm lực kinh tế ở số lượng, chất lượng cơ sở vật chất, tài

                chính của địa phương; tính cơ động, sức sống của toàn bộ nền kinh tế trong

                mọi điều kiện, hoàn cảnh; thể hiện ở chủ trương, cơ chế, chính sách phát

                triển và huy động kinh tế địa phương cho xây dựng và hoạt động của khu
                vực phòng thủ.


                 Tiềm lực kinh tế có vị trí, vai trò quan trọng, là nền tảng vật chất của khu

         vực phòng thủ, là cơ sở vật chất, chi phối đến các tiềm lực khác.

                 Nội dung xây dựng tiềm lực kỉnh tế trong khu vực phòng thủ cần phát huy

         tiềm năng thế mạnh của từng địa phương. Thực hiện phát triển kỉnh tế phải gắn

         với thế trận quần sự trong khu vực phòng thủ đáp ứng yêu cầu củng cố quốc phòng,
         an ninh. Hoạt động kinh tế luôn bảo đảm mang tính “lưỡng dụng”, ổn định và linh

         hoạt, dủ khả năng thích úng, chống chịu trước thảm họa, đại dịch, thiên tai hay

         chiến tranh có thể xảy ra.

                 Phát triển công nghiệp phải gắn kết với quy hoạch công nghiệp quốc phòng

         và các quy hoạch khác về quốc phòng có liên quan; các dự án phát triển công

         nghiệp dân sinh trong thời bình phải đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chuyển sang sản

         xuất các mặt hàng phục vụ quốc phòng, an ninh trong khu vực phòng thủ.




                                                                                                      133
   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130