Page 148 - 7. QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2021
P. 148
cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc ừong hoàn cảnh, điều kiện mới.
Hình thức bạo loạn lật đổ gồm có: 1) Bạo loạn vũ trang, trong đó cắc đối
tượng sử dụng lục lượng, biện pháp, phương tiện, vũ khí quân sự tấn công, lật
đổ, cướp chính quyền; 2) Bạo loạn phỉ vũ trang hay còn gọi là “bạo loạn chính
trị”, trong đó các đối tượng không sử dụng bạo lực quân sự mà chủ yếu là mít
tinh, biểu tình, tuần hành phá rối an ninh, gây rối trật tự xã hội, chống phá chính
quyền; 3) Bạo loại chính trị kết hợp với bạo loạn vũ trang.
Đổi tượng gây bạo loạn lật đổ: Là Các tổ chức, phần tử phản động trong
nước có sự tham gia của những người bị tuyên truyền lừa bịp, lôi kéo, kích
động. Các thế lực thù địch, phản động lưu vong ở nước ngoài thường có sự chỉ
đạo, hậu thuẫn cho đối tượng gây bạo loạn ở trong nước.
Quy mô bạo loạn lật để'. Có thể từ nhỏ đến vừa và lớn; từ một vài nơi,
một vài khu vực lan ra nhiều nơi, nhiều khu vực. Quy mô bạo loạn lật đổ tùy
thuộc vào tương quan lực lượng, vào điều kiện và thời cơ, mục đích thực sự của
bạo loạn. Có lọại bạo loạn lật đổ chỉ mang tính cục bộ, quy mô nhỏ, trên địa bàn
hẹp và cũng chỉ nhằm mục đích tập dượt, chuẩn bị cho các cuộc bạo loạn quy
mô lớn hơn, có mục đích cao hơn. Có loại bạo loạn lật đổ nhằm hỗ trợ cho các
hoạt động “diễn biến hòa bình”, như gây rối loạn chính trị - xã hội để tăng sức
ép đối với chính phủ, buộc chính phủ thay đổi đường lối, chính sách theo hướng
có lợi cho “diễn biến hòa bình” và tạo điều kiện cho các hoạt động “diễn biến
hòa bình” tiếp theo.
Phạm vi, địa bàn xảy ra bạo loạn lật đổ: Có thể diễn ra ở nhiêu nod, nhiều
vùng, nhưng trọng điểm là các trung tâm chính trị, kỉnh tế ở Trung ương
và địa phương, nơi rất nhạy cảm về chính trị, hoặc các khu vực, địa bàn mà
cơ sở chính trị của địa phương tỏ ra yếu kém.
Phương thức và thủ đoạn tiến hành: ỉ) Triệt để khai thác và lợi dụng các
mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn trông nội bộ nhân dân, mâu thuẫn giữa nhân dân
với chính quyền, mâu thuẫn nội bộ trong chính quyên hiện hành để kích động
quần chúng chống chính quyền; 2) Thủ đoạn thường xuyên được sử dụng là lọi
dụng, kích động những vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”
156