Page 215 - 7. QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2021
P. 215

quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ

             chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ”                 LXXXV   .

                   Khái quát quá ttình hình thành và phát triển của lực lượng dân quân tự vệ.

                   Giai đoạn đầu dựng nước: Thời kỳ này lực lượng vũ trang địa phương chỉ

             có dân binh ở các làng, bản, do lạc hầu, lạc tướng xây dụng có nhiệm vụ làm

             nòng cốt cho toàn dân đánh giặc bảo vệ quê hương, bảo vệ làng, bản.

                   Giai đoạn nhà nước phong kiến, lực lượng vũ trang tổ chức gồm: Cấm
             quân (quân triều đình). Quân của các lộ (phủ). Dân binh, hương binh (quân của

             làng, xã). Thực hiện “tĩnh vi nông, động vi binh”, thời bình là nông dân tham

             gia sản xuất, khi có chiến sự thì tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương.

                   Trong đấu tranh giải phóng dân tộc: Kê thừa và phát huy truyền thống toàn

             dân đánh giặc, xây dựng lực lượng vũ trang nhiêu thứ quân. Ngày 28-3-1,23^Sại

             hội lần tỉtó l ỉỉảng Cộng sản Đông Dương đã thông qua nghị quyết: “Công nông
             tự vệ đội”. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng về tổ chức, huấn luyện và hoạt

             động của lực lượng vũ trang quần chứng (ngày 28-3 là ngày truyền thống của

             dân quân tự vệ). Từ năm 1939 đến tháng 8-1945 toàn quốc đã có nhiều đơn vị

             du kích được thành lập (Bắc Sơn, Nam Kỳ, Ba Tơ), hàng chục vạn người tham
             gia vào đội ngũ dân quân tự vệ.


                    Trong kháng chiến chống Pháp, dân quân tự vệ là một trong những lực
             lượng quan trọng của chiến tranh nhân dân, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

             Ngày 12-2-1947, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập Phòng Dân quân tự vệ thuộc

             Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

                    Trong kháng chiến chông Mỹ, lực lượng dân quân tự vệ đã phát triển rộng

             khắp trên cả hai miền: miền Bắc, với phong trào: “Tay cày, tay súng”, “Tay búa,

             tay súng”,... Hàng triệu dân quân tự vệ trên mọi lĩnh vực, mọi miền đất nước đã
             trực tiếp lao động sản xuất, đồng thời tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu

             trên khắp chiến trường. Ở miền Nam, các tổ, đội du kích, tự vệ vũ trang được

             thành lập trên cả 3 vùng chiến lược và ngày càng phát triển. Với tinh thần dũng

             cảm và quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược, lực lượng dân quân, du kích đã
             phối họp với các đơn vị bộ đội chủ lực lập nhiều chiến công xuất sắc, góp phần



             LXXXV  Quốc Hội: Luật Dân quân tự vệ năm 2019, Điều 2, Nxb.Tư pháp, H.2019.


                                                                                                      237
   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220