Page 92 - 7. QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2021
P. 92
Thăng Long lúc đó thật không dễ, bởi vì nơi đó là địa bàn tập trung hầu hết quân
địch, là nơi bộ chỉ huy quân Thanh và triều đỉnh Lê Chiêu Thống. Như vậy, đánh
vào Thăng Long, ta có khác nào “lấy trứng chọi đá”. Song, với tầm nhìn của mình,
Nguyễn Huệ đã nhìn thấy rất rỗ trong cái mạnh của địch, chúng bộc lộ những
điểm yếu và sơ hở. Điểm yếu cơ bản của quân tướng nhà Thanh là rất chủ quan,
ngạo mạn, cho rằng Tây Sơn không dám và không thể tiến công chúng, do đó thế
trận rất lỏng lẻo. Trong cách đánh, Nguyễn Huệ rất chú trọng hợp vây những trận
đánh lớn và tiến công địch bằng các đòn thọc sâu hiểm hóc. Đây không chỉ là đơn
thuần là nghệ thuật kết họp tiến công chính diện với bên sườn “cổ điển” mà là
một loạt đòn đánh diễn ra đồng thời, liên tiếp, nhanh mạnh, bất ngờ, khiến địch
không thể ứng cứu được cho nhau và nhanh chóng thất bại.
Từ thực tiễn chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, nghệ thuật quân sự Việt
Nam được hỉnh thành và phát triển vô cùng phong phú và thể hiện tập trung ở các
nội dung trên. Năm tháng qua đi, nhưng nghệ thuật quân sự Việt Nam gắn với
những chiên công hiển hách vẫn giữ nguyên giá trị. Những tỉnh hoa nghệ thuật
quân sự của ông cha ta đã, đang phát triển lên một tầm cao mới dưới sự lãnh đạo
của Đảng trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
2. NGHỆ THUẬT QUÂN sự VIỆT NAM TỪ KHI CÓ ĐẢNG LÃNH ĐẠO
2.1. Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam
2.1.1. Truyền thống đánh giặc của dân tộc ta
Trong chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn phải đương đầu và đánh
thăng những kẻ thù xâm lược có tiềm lực quân sự, kỉnh tế, khoa học lớn hơn mình
nhiều lần. Làm được điều đó, trước hét nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa
bình và có ý chí quật cường trong chống giặc ngoại xâm. Những nhà lãnh đạo, chỉ
huy quân sự trong các triều đại phong kiến Việt Nam đã nắm chắc quy luật chiến
tranh, vận dụng một cách sáng tạo để giải quyết mâu thuẫn là “lấy nhỏ để thắng
lớn” và trong thực tiễn đã phát huy ưu thế “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, tạo ra
sức mạnh tổng họp để đánh thắng địch trong mọi tình huống.
Từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm của tổ tiên, nhiều tư tưởng quân sự
kiệt xuất được thể hiện trong: Bỉnh thư yếu lược, Hổ trướng khu cơ, Bình Ngô đại
100