Page 146 - Giao trinh quoc phong & an ninh
P. 146
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, mở ra một thời đại mới trong lịch sử
phát triển của xã hội loài người - thời đại quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc
cách mạng này đã tạo tiền đề quail trọng, thời cơ cho nhà nước xã hội chủ nghĩa
hiện thực đầu tiên trên thế giới ra đời.
Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự, Bộ Quốc phòng: Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam,
Nxb.Quân đội nhân dân, H.2004, tr.48.
Ngay sau ngày thành lập, nước Nga Xôviết dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản do V.I.Lênỉn đứng đầu đã nhanh chóng xây dựng một nhà nước xã hội
chủ nghĩa từng bước hùng mạnh gồm 15 nước cộng hòa dưới cái tên Liên Xô.
Chủ nghĩa phát xít đứng đầu là phát xít Đức nhận thấy đây là một “hiểm họa”
cho sự bành trướng thế giới của mình, đã gây ra Chiến tranh thế giới lần thứ hai
(1939-1945). Sau khi tấn công Ba Lan, tháng 6-1941, phát xít Đức bội ước, chủ
động tấn công Liên Xô. Mỹ “công khai phát biểu chủ trương để cho Liên Xô -
nước xẫ hội chủ nghĩa và phát xỉt Hítle tàn sát lẫn nhau” LXVIII .
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, mục tiêu của Mỹ và các nước phương
Tây nhằm tiêu diệt Liên Xô không những không đạt được, mà trái lại với ảnh
hưởng của Liên Xô, hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu, châu Á đã ra
đời. Phong trào cộng sản ngày một lớn mạnh, chủ nghĩa xã hội trở thành một trào
lưu thế giới lôi cuốn các dân tộc bị áp bức khắp năm châu đúng lên tự giải phóng
khỏi ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến. Kể từ đây, thế giới xuất hiện
hai hệ thống xã hội đối lập: hệ thống xã hội chủ nghĩa và hệ thống tư bản chủ
nghĩa.
Như vậy, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, sự ra đời của hệ thống xã hội
chủ nghĩa cho thấy, phương Tây không thể tiêu diệt được chủ nghĩa xã hội bằng
sức mạnh quân sự. So sánh tương quan lực lượng trên thế giới có sự thay đổi lớn
và sâu sắc. Các chiến lược gia phương Tây tính toán chọn một giải pháp mới để
tiêu diệt chủ nghĩa xã hội. Chúng nghiên cứu, phân tích sâu sắc nội tại, đặc biệt
là mặt hạn chế, chưa hoàn thiện của xã hội Xôviết đang trong bước quá độ lên
LXVIII Tiểu Minh Trương: Chiền tranh lạnh và di sản của nó, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2002, tr.39.
153