Page 200 - Giao trinh quoc phong & an ninh
P. 200
hiệu ứng nhà kính, khí hậu nóng lên, tầng ozon bị phá hoại, tính đa dạng sinh học
giảm, đất hoang mạc hóa, tình trạng nước biển dâng, bão, lụt, sóng thẫn... chính là
sự trừng phạt của tự nhiên đối với con người, đối vởị những hành động ứng xử
thiếu văn hóa và thiếu nhân tính của con người đối với tự nhiên. Thực tế năm 2016
ở các tỉnh phía Nam của nước ta là một điển hình về tác động của biến đôi khí hậu
toàn cầu, đó là khô, hạn, xâm ngập mặn hàng triệu ha đất nông nghiệp, gây thiệt
hại nhỉều nghìn tỷ đồng đối với nền kinh tế - xã hội.
Trên thực tế, loài người đang phải đối mặt những nguy cơ từ chính sự
phát triển của mình. Ảnh hưởng của cảc vấn đề môi trường đối với an ninh
quốc gia biểu hiện ở chỗ, nó có thể gặm nhấm quốc thổ lành mạnh, làm suy
yếu năng lực phát triển bền vững đất nước; gây ra xưng đột quốc tế; gây hiệu
ứng xuyên quốc gia của vấn đề môi trường; thậm chí sự khủng hoảng, cạn
kiệt tài nguyên thiên nhiên, cạn kiệt nguồn nguyên liệu, đặc biệt là nguồn
năng lượng, đã dẫn đến các cuộc tranh đoạt tài nguyên và trong không ít
trường hợp, vũ lực đã được sử dụng để phân định, giải quyết, có thể gây ra
cuộc chiên tranh đoạt tài nguyên. Trong đỉều kiện đó, vấn đề bảo vệ độc lập
dân tộc càng gặp khó khăn với nhiều thách thức không dễ dàng giải quyết
2.3.4. Ảnh hưởng đến kinh tế
An ninh quốc gia và thực lực kinh tế là hai vấn đề không thể tách rời
nhau. Tính độc lập tự chủ của nền kinh tế đất nước bị uy hiếp bởi tác động
của các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, trực tiếp trên các vấn đề: lợi
ích kinh tế; chủ quyền kinh tế; định hướng phát triển kinh tế; thể chế kinh tế;
sự ổn định kinh tế, đặc biệt là về tài chính, tiền tệ và quan hệ hợp tác kinh tế
thương mại quốc tế của quốc gia. Ví dụ: Cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng
ra nhiều nước, kéo cả nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái. Khủng
hoảng tài chính, tiền tệ có thể làm nảy sinh những nguy hại xã hội rất to lớn,
với những hậu quả khó lường, khiến cho các quốc gia đang phát triển có thể
trở thành kiệt quệ, dẫn đến rối loạn hoặc xung đột xã hội. Biến đổi khí hậu
đã, đang trực tiếp đến hoạt động sản xuất ở Việt Nam chúng ta nhất là nông
nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước và sự nỗ lực
217