Page 266 - Giao trinh quoc phong & an ninh
P. 266
1.4.1. Biển, đảo Việt Nom
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bờ phía Tây của Biển Đông, có chủ
quyền và quyền tài phán trên một vùng biển có diện tích khoảng một triệu km
2
ở khu vực giữa Biển Đông, về tài nguyên, sinh vật có hơn 2.000 loài cá khác
nhau, trong đó ,có hơn 100 loài cá có giá trị kinh tế cao; là khu vực có năng
suất cao về đánh bắt hải sản, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng đánh bắt hải
sản hàng năm của toàn thế giới. Vì vậy, Biển Đông gắn bó mật thiết với lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Biển nước ta có gần 3.000 hòn đảo lớn nhỏ (trong đó 2 quần đảo xa bờ
là Hoàng Sa và Trường Sa) được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển đất
nước, tạo thành tuyến bảo vệ trực tiếp cho đất liền. Các đảo và quần đảo tạo
thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển
và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả cấc nguồn lợi vùng biển,
hải đảo và thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các
đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối
với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
Quần đảo Hoàng Sa: Trước năm 1956, dưới thời Pháp thuộc nhà nước
phong kiến Việt Nam đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền đối với Quần đảo
Hoàng Sa. Tháng 4-1956, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng toàn bộ nhóm
đảo phía Đông. Sau đó, tháng 1-1974, Trung Quốc đưa quân đội đánh chiếm
nhóm đảo phía Tây quần đảo. Hiện nay Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép
toàn bộ quần đảo
này và đăng tích cực triển khai các hoật động để khẳng định chủ quyền quần
đảo này.
Quần đảo Trường Sa: Cũng như Hoàng Sa, dưới thời Pháp thuộc nhà nước
phong kiến Việt Nam đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền đối với quần đảo
Trường Sa. Sau hiệp định Pari, chính quyên Việt Nam cộng hòa thực hiện chủ
quyền đối với quần đảo và đóng quân trên một số đảo nổi. Trong Chiến dịch
Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Hải quân nhân dân Việt Nam
đã phối họp với một bộ phận lực lượng quân khu 5 giải phóng quần đảo Trường
289