Page 278 - Giao trinh quoc phong & an ninh
P. 278

nước thừa nhận; bảo vệ môi trường sống, bảo đầm cho nhân dân được sống

            trong môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa - xã hội trong sạch, lành mạnh.

                   Những nội dung quản lý, bảo vệ biển, đảo trên đây có quan hệ chặt chẽ với

            nhau, đan xen vào nhau, cái nọ có ở trong cải kia, hình thành một chỉnh thể. Các

            hoạt động kinh tế trên biển, tự nó đã là biểu hiện của quyền làm chủ và bảo vệ

            lợi ích quốc gia ở trên biển;

             hơn nữa còn làm chủ một cách hòa bình, thường xuyên nhất và hợp pháp nhất.

             Song, các hoạt động kinh tế chỉ có thể tiến hành được ở những nơi chủ quyền

             và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia được bảo vệ vững chắc. Tăng cường quốc phòng,
             an ninh trên biển lại là “điều kiện tiên quyết và tiền đề cần thiết” để tiến hành

             các hoạt động kinh té trên biển; đồng thời cũng nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà

             nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân trên hướng biển.



             2.3.  Phương thức quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo

                   Nhà nước Việt Nam sử dụng hệ thống pháp luật và phát huy quyền làm

             chủ của nhân dân vùng ven biển, hoạt động trên biển, đảo để giữ gìn, bảo vệ

             độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia trên biển, đảo. Do hệ
             thống các cơ quan từ Trung ương đến cơ sở tiến hành theo chức năng, nhiệm

             vụ.

                   Phương thức hên thể hiện quan điểm bảo vệ biển, đảo là sự nghiệp của

             toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều

             hành của Nhà nưởc để phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng dân sự
             và quân sự trên hướng biển, trong đó lực lượng nòng cốt là lực lượng hải quân

             nhân dân. Phải vận dụng linh hoạt các hình thúc quản lý, đặc biệt là dựa vào

             luật pháp của Việt Nam, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982

             để đấu tranh trên mặt trận đối ngoại nhằm quản lý, bảo vệ được chủ quyên biển,

             đảo và ngăn chặn, đẩy lùi xủng đột vũ hang, giữ vững môi trường hòa bình để
             phát triển đất nước.

                   Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đăng chỉ rõ: “Duy trì hòa bình,

             an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết các hanh

             chấp bằng biện pháp hòa bỉnh trên cơ sở Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước





                                                                                                      301
   273   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283