Page 290 - Giao trinh quoc phong & an ninh
P. 290
xảy ra trên biển...
Đồng thời với hoạt động đối ngoại, Nhà nước Việt Nam cần tăng cường
hoạt động pháp lý trên trường quốc tế và khu vực về bảo vệ môi trường biển
và tim kiếm, cứu nạn trên biển. Hoạt động pháp lý trên biển đã hình thành và
phát triển để giải quyết những mâu thuẫn về quyền lợi giữa các quốc gia, dân
tộc, đó là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Thông qua hoạt
động, để mang lại hiệu quả cao có lợi hơn cho mỗi quốc gia, cho khu vực và
thế giới, đồng thời góp phần thúc đẩy tiến trình đàm phán giải quyết tranh chấp
giữa các nước hữu quan. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp lý toong tất cả
các ngành, các địa phương (đặc biệt là vùng ven biển, nơi giao lưu quốc tế
ngày càng mở rộng), các tô chức quần chúng..., làm cho thế giới ngày càng
hiểu rõ hơn về lịch sử, đất nước và con người Việt Nam, về đường lốỉ đối ngoại
và cơ sở pháp lý của Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích
quốc gia trên biển. Tiếp tục chuẩn bị kỹ hơn, đầy đủ hơn căn cứ pháp lý về chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để sẵn sàng
tiến hành cuộc đấu tranh pháp lý trước cơ quan pháp luật quốc tế, khi có điều
kiện, thời cơ thích hợp.
Việt Nam là một nước ven biển, có nhiều điều kiện địa lý thuận lợi về biển.
Phấn đấu trở thành một nước mạnh về biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ
yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng
thời là nhiệm vụ quan trọng đã và đang đặt ra cho dân tộc ta những thách thức to
lớn. Chúng ta cần khắc phục những lực cản nội sinh, ngăn chặn những độc hại
bên ngoài xâm nhập vào đất nước, bảo đảm cho sức mạnh tổng họp không bị suy
giảm từ bên trong. Đong thời, kết hợp đồng bộ các hoạt động kỉnh tế, quốc phòng,
an ninh và đối ngoại trong một kế hoạch thống nhất nhằm góp phần xây dựng đất
nước sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN
1. Tại sao các nước lại quan tâm và có chiến lược, chính sách của mình tới
Biển Đông?
2. Trong bối cảnh hiện nay Việt Nam cần có đối sách cơ bản nào để bảo vệ
315