Page 63 - Giao trinh quoc phong & an ninh
P. 63

nghiệp quốc phòng và an ninh là nguyên tắc chiến lược của cách mạng

            Việt Nam. Nguyên tắc chỉ rõ:

                      Sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội và sự nghiệp quốc phòng, an ninh

               là vấn đề có tính quy luật, là nguyên tắc được khẳng định trong Hiến pháp

               của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời được đúc kết kinh

               nghiệm từ thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam.

                      Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng, an

               ninh không thông qua một khâu trung gian nào. Sự lãnh đạo của Đảng đối

               với sự nghiệp quốc phòng, an ninh được thực hiện bằng phương thức tổ chức
               sự lãnh đạo chặt chẽ, khoa học, đồng bộ, thống nhất từ Trung ương tới cơ sở.


                      Đảng lãnh đạo mọi mặt cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đối với sự
               nghiệp quốc phòng, an ninh. Mọi hoạt động, nhiệm vụ của sự nghiệp quốc

               phòng, an ninh trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, bất kỳ ở đâu, bất cứ

               cấp nào đều đạt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng. Điều lệ Đảng quy định:

               Sự lãnh đạo của Đăng được tập trung thống nhất vào Ban Chấp hành Trung

               ương mà trực tiếp, thường xuyên là

               Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tổ chức đảng các cấp có trách nhiệm lãnh đạo sự

              nghiệp quốc phòng, an ninh theo chức năng, nhiệm vụ, nộỉ dung và phạm vi
              được quy định cho từng cấp. Ban Chấp hành Trung ương xác định chiến lược

              bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ, có nhiều nội dung nhưng tập trung vào

              mục tiêu, lực lượng, giải pháp để tạo nên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.

                     Bộ Chính trị xác định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng nền quốc

              phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, các

              kế hoạch và phương ấn tác chiến chiến lược; chiến lược xây dựng công nghiệp

              quốc phòng; chiến lược teng bị cho quân đội, công an; phương hướng xây
              dựng hậu phương chiến lược; chính sách và tổ Chức đối với lực lượng vũ

              trang; chủ trương xử lý các tình huống đặc biệt của đất nước (tổng động viên;

              động viên cục bộ; tình trạng khan cấp); những chủ trương lớn về công tác

              đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang.


               2.2. Nội dung lãnh đạo của Đảng đổi vói sự nghiệp quốc phòng, an ninh







            68
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68