Page 87 - Giao trinh quoc phong & an ninh
P. 87

trong đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách đánh, phòng thủ, khẩn trương

         chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra

         thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công.

                Sử sách còn ghi lại, thời nhà Lý đã theo dõi chặt chẽ âm mưu của nhà Tống,

         bước vào cuộc kháng chiến với tinh thần kiên quyết và chủ động. Nhà Lý đã tăng
         cường quốc phòng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, chủ động đánh bại kẻ thù

         ở phía Nam (quân Chiêm Thành) trước, phá tan âm mưu liên kết của nhà Tống

         với Chiêm Thành. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống đã đến gần, Lý Thường

         Kiệt đã sử dụng biện pháp “tiến phát chế nhân” chủ động tiến công trước để đẩy

         kẻ thù vào thế bị động. Ông đã mang quân tiến công sang đất Tống nhằm tiêu diệt
         những căn cứ xuất phát tiến công của địch ở Ung Chậu, Khâm Châu, Liêm Châu,

         rồi chủ động rút quân về phòng thủ đất nước chuẩn bị đánh địch. Ông đã tận dụng

         thế “thiên hiểm” của địa hình, xây dựng tuyến phòng thủ sông Như Nguyệt, thực

         hiện trận quyết chiến chiến lược, chủ động chặn và đảnh địch tỉr xa để bảo vệ

         Thăng Long.

               Trước một đối tượng tác chiến là giặc Mông - Nguyên có sức mạnh như

         nước, như lửa, ông cha ta đã kịp thời thay đổi phương thức tác chiến, tránh quyết
         chiến với địch khi chúng còn rất mạnh, nên đã chủ động rút lui chiến lược, bảo

         toàn lực lượng và tạo thế, thời cơ để phản công. Quân địch tạm chiếm được Thăng

         Long mà không chiếm được “Thủ đô” của kháng chiến, bởi vì chỉ chiếm được

         “thành không, nhà trống”. Trong khoảng thời gian đó, quân đội nhà Trần và nhân

         dân cả nước đã tích cực tiêu hao nhiều lực lượng địch, làm cho chúng rơi vào
         trạng thái “tiến thoái lưỡng nan”, tạo ra thời cơ tốt nhất để phản công chiến lược

         quét sạch quâíi thù ra khỏi đất nước (lần thứ nhất sau 9 ngày tính từ khi giặc

         Nguyên vào Thăng Long, lần thứ hai sau 5 tháng, lân thứ ba sau 3 tháng).

               Đến thời Nguyễn Huệ, tư tưởng chủ động tiến công địch để giải phóng Thăng

       Long lại được phát triển lên một tầm cao mới. Bằng lối đánh táo bạo, thần tốc, bất

       ngờ, chọn đúng hướng, chủ động tiên công địch trong thế áp đảo. Làm cho quân
       thù tuy có binh hùng, tướng giỏi, lực lượng đông gấp bội quân ta, nhưng hoàn toàn

       bất lực, không kịp trở tay, giải quyết chiến tranh nhanh gọn trong một đợt tổng giao

       chiến.







            92
   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92