Page 267 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 267
Phaàn III: Heä thoáng chính trò 267
đã tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Ủy ban hành chính huyện Yên Hưng
được thành lập thay thế Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời, đồng chí Nguyễn Danh
Chấn được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện. Thời kỳ này, bộ máy hành
chính được tổ chức theo hướng cơ động nhằm đáp ứng nhu cầu thống nhất ý chí và hành
động trong mọi hoạt động theo sự chỉ đạo, phân công của các cấp ủy đảng.
Chính quyền dân chủ nhân dân sau bầu cử tiếp tục chỉ đạo, tổ chức cho nhân dân đẩy
mạnh tăng gia sản xuất, ngăn chặn nguy cơ nạn đói tái diễn; tổ chức các lớp bình dân
học vụ, vận động toàn dân học tập; xây dựng lực lượng vũ trang, giữ gìn an ninh trật tự,
trấn áp các phần tử phản động.
Sau ngày kháng chiến bùng nổ (19/12/1946), thực dân Pháp mở rộng cuộc chiến tranh
xâm lược trên quy mô lớn và quyết liệt đối với miền Bắc. Trước tình hình đó, Ủy ban
kháng chiến từ huyện đến xã được thành lập, tồn tại song song với Ủy ban hành chính.
Ủy ban kháng chiến tổ chức, chỉ đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến.
Thi hành Sắc lệnh số 91/SL ngày 01/10/1947 của Chính phủ, Ủy ban kháng chiến
và Ủy ban hành chính huyện hợp nhất thành Ủy ban kháng chiến kiêm hành chính .
(1)
Ủy ban kháng chiến kiêm hành chính cấp xã gồm một Chủ tịch, một Phó Chủ tịch và
các Ủy viên phụ trách hành chính, quân sự, nhân dân. Ủy ban kháng chiến kiêm hành
chính huyện tiếp tục củng cố phong trào kháng chiến, lãnh đạo nhân dân làm thất bại
âm mưu phá hoại của các phần tử phản động, tay sai.
Năm 1949, thực dân Pháp tiến hành cuộc bình định vùng tạm chiếm lần thứ hai ở
tỉnh Quảng Yên. Khu vực thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng vẫn là nơi đụng độ
quyết liệt giữa ta và địch. Trong lần bình định lần này, thực dân Pháp thường xuyên sử
dụng chiến thuật “bừa rừng” và hoạt động biệt kích ven đường nhằm triệt phá căn cứ
kháng chiến của huyện. Chúng chiếm đóng thêm nhiều vị trí, lập căn cứ phản động ở
các vùng Hà Bắc, Hà Nam, Yên Lập... Cùng với hoạt động càn quét, thực dân Pháp đẩy
mạnh kế hoạch và lừa bịp quần chúng để xây dựng căn cứ phản động, chống lại chính
quyền cách mạng . Trước tình hình đó, Ủy ban kháng chiến hành chính huyện chỉ đạo
(2)
các lực lượng vũ trang, du kích, bộ đội địa phương cùng nhân dân tiến hành bao vây, phá
tề, trừ gian, đánh lui nhiều đợt tấn công của địch.
Từ năm 1950 - 1954, thực dân Pháp chưa chịu từ bỏ âm mưu củng cố vùng chiếm
đóng, tiếp tục tiến hành cuộc bình định ở tỉnh Quảng Yên. Đảng bộ và nhân dân thị xã
Quảng Yên và huyện Yên Hưng đẩy mạnh cuộc kháng chiến trên tất cả các mặt trận
quân sự, chính trị, kinh tế; tập trung củng cố, xây dựng chính quyền cách mạng và đoàn
thể quần chúng các xã trong huyện.
Đến năm 1955, thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng hoàn toàn được giải phóng.
Theo chủ trương của cấp trên, Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp đổi thành Ủy ban
hành chính. Đồng chí Ngô Thanh Quang giữ chức Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện.
(1) Tháng 3/1948, Ủy ban kháng chiến kiêm hành chính đổi thành Ủy ban kháng chiến hành chính.
(2) Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Yên: Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Yên (1930 - 2020),
sđd, tr.100.