Page 847 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 847
Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng 847
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, nghề đóng, sửa chữa tàu thuyền của địa phương hình
thành và được lưu truyền cho đến ngày nay. Những người thợ lành nghề Hà An đóng
những chiếc tàu gỗ lớn, con thuyền ba vách, buồm cánh dơi chắc chắn kiên cố, tham gia
vào hoạt động vận tải hàng hóa và tiếp tế vào chiến trường miền Nam trong những năm
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bên cạnh những con thuyền ba vách, buồm cánh dơi
thì đan thuyền nan cũng là một nghề truyền thống phổ biến tại vùng đất Hà An. Thuyền
nan nhẹ, dễ làm, giá thành rẻ cùng nguyên vật liệu dễ tìm, thuận tiện cho hoạt động đi lại
nên đây là sản phẩm được nhiều ngư dân sử dụng trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
Một xưởng đóng tàu trên địa bàn phường Hà An (Ảnh: Long Giang)
Sau khi thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế cùng với tác động của nền kinh tế thị
trường, sự biến đổi trong nhu cầu của khách hàng, nghề đóng, sửa chữa tàu thuyền
truyền thống đứng trước những áp lực phải thay đổi để tồn tại. Đảng bộ phường Hà An
tạo mọi điều kiện cho các hộ gia đình, doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận thị trường
và mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm các thiết bị công nghệ mới trong hoạt động
đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Không chỉ dừng ở những con tàu có công suất nhỏ từ
20 - 90 CV, những doanh nghiệp như Thành An, Minh Đức, Hoàng Cau... trên địa bàn
phường Hà An đã đóng được những con tàu có công suất lớn từ 300 - 400 CV trở lên.
Riêng Xí nghiệp đóng tàu Thành An, mỗi tháng nhận được từ 4 - 5 đơn đặt hàng đóng
mới và sửa chữa tàu sắt và tàu vỏ gỗ. Từ đó tạo việc làm cho lao động địa phương, doanh
thu đạt 8 - 9 tỷ đồng/năm.
Bên cạnh nghề sửa chữa và đóng tàu thuyền truyền thống, trên địa bàn phường Hà
An còn có các cơ sở sản xuất khác như chế biến nông sản Đại Thành, sản xuất thủy tinh