Page 888 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 888

888    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  VII. Phường Phong Hải

                  1. Địa lý tự nhiên

                  Phường Phong Hải có vị trí địa lý: phía Đông và phía Bắc giáp Sông Chanh, là nhánh
               lớn của sông Bạch Đằng; phía Tây giáp xã Cẩm La và phường Phong Cốc; phía Nam
               giáp xã Liên Hòa.

                  Năm 2023, phường Phong Hải có diện tích tự nhiên 595,96 ha; trong đó đất nông
               nghiệp 352,26 ha, đất phi nông nghiệp 243,21 ha, đất chưa sử dụng 0,49 ha.

                  Nằm ở hữu ngạn Sông Chanh, phường Phong Hải có địa hình bằng phẳng nhưng
               thấp hơn so với mực nước biển. Do chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển nên đất đai chủ
               yếu là đất chua mặn. Địa hình phường được chia thành 2 dạng là đồng bằng thấp trong
               đê được sử dụng làm đất ở, canh tác nông nghiệp và bãi bồi ngoài đê được sử dụng nuôi
               trồng thủy sản, trồng rừng ngập mặn.

                  Phường Phong Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh khô,
               mùa hè nóng ẩm tạo điều kiện cho người dân phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật
               nuôi. Mặt khác, với vị trí gần biển nên hằng năm, địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp
               của các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lũ, dông bão... gây thiệt hại nặng nề cho
               hoạt động sản xuất lúa, rau màu và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.

                  Hệ thống giao thông của phường Phong Hải tương đối thuận lợi. Phường nằm gần
               trung tâm Hà Nam, có tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long chạy qua với nút giao Phong
               Hải - Tiền Phong cùng các tuyến đường giao thông liên khu được rải nhựa, bê tông hóa,
               tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội của người
               dân trong và ngoài địa phương.

                  2. Khái quát quá trình hình thành

                  Quá trình hình thành của phường Phong Hải gắn liền với lịch sử hình thành đảo Hà
               Nam. Hà Nam xưa là bãi triều lớn tương đối hoang vắng ở cửa sông Bạch Đằng. Hưởng
               ứng lời kêu gọi quai đê lấn biển, khai canh lập ấp của vua Lê Thái Tông, cư dân từ
               vùng đồng bằng Sông Hồng đến đây khai khẩn đất hoang, xây dựng quê hương mới. Về
               sau khi dân cư trở nên đông đúc đã hình thành 3 thôn đầu tiên của vùng đảo Hà Nam:
               Phong Cốc, Yên Đông, Cẩm La.

                  Năm Hồng Đức thứ 2 (1472), 3 thôn nhập thêm thôn Trung Bản thành lập xã Bồng
               Lưu, sau đổi tên thành xã Phong Lưu. Phong Lưu trở thành “Đại xã” gồm 4 thôn: Phong
               Cốc, Yên Đông, Cẩm La, Trung Bản (nhất xã tứ thôn).

                  Năm Hồng Đức thứ 12 (1482), vùng đảo Hà Nam có 4 xã: Phong Lưu, Vị Dương,
               Lương Quy, Hải Triều. Phong Lưu là “Đại xã” có thôn Phong Cốc lớn nhất nằm ở vị trí
               trung tâm. Địa bàn Phong Hải ngày nay là một phần của thôn Phong Cốc, thuộc huyện
               An Hưng, phủ Hải Đông, thừa tuyên An Bang (đến thời vua Lê Anh Tông đổi thành
               An Quảng). Đến năm 1709, An Quảng đổi thành Yên Quảng, An Hưng đổi thành Yên
               Hưng. Phong Hải lúc này thuộc huyện Yên Hưng, Yên Quảng.
   883   884   885   886   887   888   889   890   891   892   893