Page 982 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 982

982    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  XV. Xã Liên Hòa

                  1. Địa lý tự nhiên

                  Liên Hòa là xã ven biển, cách trung tâm thị xã 10 km về phía Đông Bắc. Xã có vị trí:
               phía Đông giáp Sông Chanh, phía Tây giáp phường Phong Cốc, phía Nam giáp xã Tiền
               Phong và xã Liên Vị, phía Bắc giáp phường Phong Hải.
                  Nằm ở phía Nam của thị xã Quảng Yên, Liên Hòa có vị trí giao thông quan trọng
               với tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long chạy qua, kết nối tuyến đường Khu
               công nghiệp Bắc Tiền Phong - Nam Tiền Phong với đường tỉnh 338. Xã còn có các tuyến
               đường sông, đường biển đi Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái và Cát Bà - Hải Phòng, thuận
               lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giao lưu thương mại.

                  Xã Liên Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên 2.999,86 ha; trong đó diện tích đất sản
               xuất nông nghiệp 961,07 ha, diện tích đất phi nông nghiệp 863,23 ha, diện tích đất chưa
               sử dụng 783,64 ha và diện tích mặt nước 391,92 ha. Phần lớn diện tích đất đai trên địa
               bàn là vùng đồng bằng thấp được sử dụng làm đất ở, đất canh tác nông nghiệp và vùng
               trũng ngập nước (đầm, ao, hồ, bãi triều) được sử dụng nuôi trồng thủy sản.

                  Liên Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa hè
               nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 24 C, kết
                                                                                                    0
               hợp cùng lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.700 - 1.800 mm, thuận lợi phát triển
               đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên, do nằm trong vùng địa hình ven
               biển, Liên Hòa thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan như:
               mưa lũ, dông, bão... gây thiệt hại nặng nề tới đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất
               của người dân.
                  Thuận lợi và thách thức trên đây là điều kiện để Liên Hòa không ngừng phát triển
               kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xây dựng, phát triển quê hương
               ngày càng giàu đẹp, văn minh.

                  2. Khái quát quá trình hình thành

                  Theo gia phả dòng họ Đỗ Độ, Đào Bá Lệ và gia phả dòng họ Lê Phúc thôn Lưu Khê,
               vào năm 1434, hai Tiên Công Đỗ Độ và Đào Bá Lệ quê ở Phủ Lý, Hà Nam đã chiêu tập
               người, trong đó có ông Lê Phúc Hy quê ở Văn Cú, Hải Dương đến vùng đất phía Đông
               xã Phong Lưu quai đê lấn biển lập nên làng Lương Quy, sau đổi tên thành xã Lưu Quy,
               rồi thành xã Lưu Khê.

                  Cùng thời gian đó, phía Đông Nam Bồng Lưu có 2 cụ Hoàng Nông và Hoàng Nênh
               người vùng Trà Lũ chiêu mộ nông dân đến khai hoang, lấn biển lập nên xứ Bản Động.
               Năm 1472, xứ Bản Động đổi tên thành thôn Trung Bản.
                  Thời Mạc, một số cư dân ở nhiều vùng quê khác nhau sống bằng nghề chài lưới ở cửa
               sông Bạch Đằng đến phía Tây làng Lưu Khê khai khẩn đất đai, lập nên làng Quỳnh
               Biểu, sau thành xã Quỳnh Biểu.

                  Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng chia tổng Hà Nam
               thành 3 xã: Nam Hòa, Phong Cốc và Trung Bản.
   977   978   979   980   981   982   983   984   985   986   987