Page 993 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 993
Phaàn VI: Löôïc chí caùc xaõ, phöôøng 993
XVI. Xã Liên Vị
1. Địa lý tự nhiên
Xã Liên Vị nằm ở phía Đông Nam đảo Hà Nam; phía Đông giáp xã Liên Hòa và
phường Phong Hải, phía Tây giáp phường Yên Hải và thành phố Hải Phòng, phía Nam
giáp xã Tiền Phong, phía Bắc giáp phường Phong Cốc.
Liên Vị có tổng diện tích tự nhiên 3.000 ha, trong đó có 1.007 ha diện tích đất gieo
trồng. Xã có địa hình tương đối bằng phẳng với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cùng trên
20 km hệ thống kênh rạch và Sông Rút chạy qua cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất
nông nghiệp, thuận lợi để xã phát triển sản xuất cây lương thực và hoa màu. Bên cạnh
đó, Liên Vị cũng giáp ranh với Hải Phòng - trung tâm kinh tế lớn của vùng duyên hải
Bắc Bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Trước đây, hệ thống đường giao thông của xã còn nhiều hạn chế, mùa mưa đi lại khó
khăn. Hiện nay, hạ tầng giao thông của xã được đầu tư xây dựng đồng bộ, các tuyến
đường liên thôn, liên xã được cứng hóa. Năm 2018, tuyến đường cao tốc Hạ Long - Hải
Phòng qua địa bàn xã, cầu Bạch Đằng nối xã Liên Vị với quận Hải An (thành phố Hải
Phòng) và các địa phương trong khu vực thị xã được đưa vào sử dụng, đóng vai trò quan
trọng trong giao thương, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của Liên Vị với các địa
phương khác trong và ngoài khu vực.
Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kết hợp với vị trí địa lý, giao thông là động lực
to lớn để nhân dân xã Liên Vị phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng
đời sống và xây dựng địa phương giàu đẹp, văn minh.
2. Khái quát quá trình hình thành
Theo gia phả dòng họ Hoàng, năm 1434, cụ Hoàng Kim Bảng cùng người em kết
nghĩa là cụ Đồng Đức Hấn quê ở ấp Trà Lý (nay thuộc tỉnh Thái Bình) chiêu tập người
ra vùng đất này quai đê lấn biển lập nên làng Vị Dương, sau là xã Vị Dương . Khoảng
(1)
năm 1443 - 1459, cụ Phạm Thanh Lảnh quê ở thôn Quang Lang (nay thuộc tỉnh Thái
Bình) chiêu tập một số dân vạn chài xuống vùng Tây Nam xã Vị Dương khai khẩn đất
bãi triều, lập nên làng Lái, sau đổi thành thôn Vị Khê , gồm 4 xóm: xóm Đình, xóm
(2)
Trong, xóm Ngoài và xóm Bơ. Từ thời vua Lê Thánh Tông, thôn Vị Khê sáp nhập vào xã
Vị Dương. Xã Vị Dương gồm 2 thôn: Vị Dương và Vị Khê (nhất xã nhị thôn).
Trong thời kỳ Pháp thuộc, xã Vị Dương được chia thành 2 xã là Vị Dương và Vị Khê .
(3)
Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, địa bàn Liên Vị thuộc xã Liên Hòa. Năm
1956, xã Liên Hòa được tách thành 2 xã: Liên Vị và Liên Hòa. Xã Liên Vị gồm 2 thôn: Vị
Khê và Vị Dương. Trong đó, thôn Vị Dương bao gồm các xóm: xóm Bấc, xóm Hàn, xóm Bầu,
(1) Xem Lê Đồng Sơn (Chủ biên): Văn hóa Yên Hưng - Di tích, thần tích, sắc phong, văn bia, câu đối,
đại tự, sđd, tr.632.
(2) Xem Lê Đồng Sơn (Chủ biên): Văn hóa Yên Hưng - Di tích, thần tích, sắc phong, văn bia, câu đối,
đại tự, sđd, tr.683.
(3) Xem Lê Đồng Sơn (Chủ biên): Văn hóa Yên Hưng - Di tích, thần tích, sắc phong, văn bia, câu đối,
đại tự, sđd, tr.61.