Page 141 - Trinh bay Dia chi Quang Yen final
P. 141

140    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  2. Quảng Yên thời An Dương Vương

                  Cuộc kháng chiến chống Tần kết thúc thắng lợi, Thục Phán với tư cách là người chỉ
               huy chung đã thay thế Hùng Vương lên ngôi vua, tự xưng là An Dương Vương đặt tên
               nước là Âu Lạc , lấy Cổ Loa làm kinh đô (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội).
                               (1)
                  Nước Âu Lạc tồn tại trong thời gian ngắn, khoảng 30 năm (208 - 179 TCN) là bước
               kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang và trên một phạm vi rộng lớn hơn của
               người Việt và người Tây Âu. Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính dưới
               thời Âu Lạc về cơ bản chưa có thay đổi so với thời Văn Lang của các Vua Hùng. Đứng
               đầu Nhà nước là Thục An Dương Vương. Giúp việc cho An Dương Vương cai quản đất
               nước có các Lạc hầu. Các bộ do các Lạc tướng quản lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở là các
               công xã nông thôn (kẻ, chiềng, chạ) do Bồ chính cai quản. Vùng đất Quảng Yên trong
               giai đoạn này thuộc bộ Ninh Hải - một trong 15 bộ của nước Âu Lạc.

                  Dưới thời An Dương Vương, tình hình kinh tế, văn hóa tiếp tục phát triển trên cơ sở
               những thành tựu đã đạt được của Nhà nước Văn Lang. Văn hóa Đông Sơn vẫn là cơ sở
               văn hóa chung của nước Âu Lạc, nhưng có bước chuyển mới về một số mặt. Hoạt động
               kinh tế nông nghiệp, chế tác đồng, làm gốm, khai thác thủy hải sản... của cư dân tiếp
               tục được mở rộng. Với vị trí cạnh sông, gần biển, cư dân Đầu Rằm có điều kiện thuận lợi
               để trao đổi hàng hóa với cư dân các vùng khác.

                  Với âm mưu bành trướng lãnh thổ, các đế chế Trung Hoa cổ đại không từ bỏ ý định
               xâm chiếm nước ta và đã nhiều lần tổ chức những cuộc tấn công xâm lược. Năm 206
               TCN, lợi dụng Nhà Tần bị Nhà Hán tiêu diệt, Triệu Đà (một thế lực cát cứ ở phía Nam
               Trung Hoa) đã tiến quân đánh chiếm quận Quế Lâm và quận Tượng lập ra nước Nam
               Việt, đóng đô ở Phiên Ngung. Từ năm 183 TCN, Triệu Đà đẩy mạnh hoạt động bành
               trướng lãnh thổ xuống phương Nam, trong đó có nước Âu Lạc. Sau nhiều lần xâm lược
               không thành, đến năm 179 TCN, Triệu Đà chiếm được nước Âu Lạc. Cuộc chiến đấu của
               An Dương Vương bị thất bại, đất nước rơi vào ách đô hộ của Nhà Triệu, mở đầu một thời
               kỳ đen tối, đầy đau thương trong lịch sử dân tộc - thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
                  III. Quảng Yên trong thời kỳ Bắc thuộc và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

                  1. Quảng Yên trong thời kỳ Bắc thuộc

                  Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà cho sáp nhập toàn bộ đất Âu Lạc vào lãnh thổ
               Nam Việt và chia làm hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân, đặt dưới quyền thống trị của
               triều đình Nam Việt ở Phiên Ngung (Quảng Đông, Trung Quốc). Quận Giao Chỉ tương
               đương với khu vực Bắc Bộ ngày nay. Quận Cửu Chân nằm ở phía Nam quận Giao Chỉ,
               trải dài từ đèo Tam Điệp (Bắc Thanh Hóa) đến dãy Hoành Sơn (Nam Hà Tĩnh). Quảng
               Yên khi đó là vùng đất thuộc quận Giao Chỉ. Dưới ách thống trị của Nhà Triệu, xã hội
               Âu Lạc bắt đầu có sự thay đổi. Tuy nhiên, chính sách cai trị của Nhà Triệu không được
               thực hiện trực tiếp mà chỉ ràng buộc lỏng lẻo nên về cơ bản những phong tục, tập quán,
               luật lệ, cơ cấu tổ chức của người Việt vẫn được duy trì. Xã hội nhìn chung khá ổn định,
               không có những biến động chính trị - quân sự đáng kể nào dưới thời thuộc Triệu.


               (1)  Tên nước Âu Lạc bao gồm hai thành tố là Tây Âu và Lạc Việt, phản ánh sự liên kết của hai nhóm
               người Lạc Việt và Tây Âu.
   136   137   138   139   140   141   142   143   144   145   146