Page 248 - Trinh bay Dia chi Quang Yen final
P. 248
Phaàn III: Heä thoáng chính trò 247
Tuy nhiên, do thiếu quan lại cao cấp, vua Minh Mệnh phải đặt 14 liên tỉnh, tỉnh
Quảng Yên thuộc liên tỉnh Hải - Yên (Hải Dương - Quảng Yên) do một Tổng đốc đứng
đầu. Các tỉnh kép, chức Tổng đốc kiêm Tuần phủ, nhưng tỉnh Quảng Yên đặt chức Tuần
phủ riêng, kiêm việc Bố chính sứ .
(1)
Bên dưới cơ quan hành chính địa phương cấp tỉnh là phủ, đứng đầu là viên Tri phủ
hoặc Thự tri phủ (tạm quyền Tri phủ), thay mặt triều đình và nhà vua giải quyết các
công việc quân, dân trong phủ. Thông thường, chức Tri phủ là người địa phương khác
đảm trách, nhằm tránh sự nể nang thiên vị đối với những quan hệ ruột thịt. Bên dưới
phủ là cơ quan hành chính cấp huyện - châu, đứng đầu là Tri huyện, chịu trách nhiệm
trước phủ, tỉnh về việc quản lý, cai trị người dân và thi hành các chính sách của Nhà
nước. Dưới huyện là tổng, đơn vị trung gian giữa xã và huyện. Đứng đầu tổng là Cai
tổng , thay thế cho chức Tổng trưởng, có trách nhiệm đốc thúc chính quyền làng xã
(2)
thực hiện nghĩa vụ công ích về thuế, phu, lính cho Nhà nước và giữ trật tự trị an các
làng xã trong tổng. Dưới tổng là xã do Lý trưởng đứng đầu, có nhiệm vụ đốc thúc dân
(3)
đinh nộp cho đủ ba nghĩa vụ công ích về thuế, phu, lính cho Nhà nước.
Dưới thời Minh Mệnh, tổ chức bộ máy làng xã ở Quảng Yên ngày nay tương đối hoàn
chỉnh với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau, gồm: Lý trưởng là người có quyền cao
nhất do dân làng bầu theo luật lệ của Nhà Nguyễn; Phó lý thay Lý trưởng khi đi vắng,
phụ trách đê điều; Thủ bạ và Chưởng bạ phụ trách lưu giữ sổ sách; Thủ đê lo việc bảo
vệ đê điều; Thủ xóm phụ trách thôn xóm .
(4)
Thời Pháp thuộc
Ngày 01/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà
(Đà Nẵng), mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sau khi chiếm được ba tỉnh
miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Bộ, thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm Hà Nội
và các tỉnh Bắc Kỳ, trong đó có tỉnh Quảng Yên.
Tháng 3/1883, thực dân Pháp đánh chiếm tỉnh lỵ Quảng Yên và chiếm được thành
Quảng Yên. Sau khi chiếm được thành Quảng Yên, Pháp cho xây dựng các công trình
phục vụ cho hoạt động cai trị như: trại lính, dinh Tỉnh trưởng, Sở Mật thám, Kho bạc...,
mở rộng các khu phố cũ như: phố Yên Hưng, phố Trần Hưng Đạo, phố Nguyễn Du, phố
Hoàng Hoa Thám và đổi tên một số con phố. Thị xã Quảng Yên trở thành nơi nghỉ dưỡng
và tập trung bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở vùng Đông Bắc.
Từ sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (năm 1884), thực dân Pháp đặt ách cai trị trên toàn lãnh
thổ Việt Nam, đồng thời tiến hành kiện toàn bộ máy cai trị các cấp, trong đó có bộ máy
cai trị ở tỉnh Quảng Yên.
Tại tỉnh Quảng Yên, đứng đầu tỉnh là một viên Công sứ người Pháp. Công sứ là người
thay mặt cho Thống sứ Bắc Kỳ nắm quyền điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động của tỉnh,
(1) Xem Trương Thị Yến (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, tập 5, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017,
tr.116.
(2) Xem Đỗ Bang (Chủ biên): Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884, sđd, tr.163.
(3) Từ năm 1828, chức xã trưởng được thay thế bằng chức lý trưởng.
(4) Xem Huy Vu, Trần Lâm: “Thông báo về cuộc điều tra nghiên cứu các làng xã thuộc khu Hà Nam
huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên”, Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập 1, sđd, tr.370.