Page 491 - Trinh bay Dia chi Quang Yen final
P. 491
490 Ñòa chí Quaûng Yeân
Dưới thời Lý, Trần, phương tiện để đưa thông tin, công văn, giấy tờ, tài liệu từ triều
đình đến các địa phương thường sử dụng 3 phương thức di chuyển: đi bộ, dùng ngựa và
dùng thuyền, tuy nhiên ngựa chỉ được sử dụng trong trường hợp khẩn, cần truyền tin
nhanh. Ngoài đi bộ, dùng ngựa, thuyền còn có một hình thức truyền tin khác là dùng
khói lửa. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba trên sông Bạch
Đằng (năm 1288), sau khi xây dựng trận địa cọc trên sông, Hưng Đạo vương Trần Quốc
Tuấn đã cho quân sĩ mai phục hai bên sông để phục kích quân giặc. Khi quân Nguyên -
Mông rơi vào trận địa mai phục, ngài đã sử dụng khói lửa để truyền tin, bến đò Rừng
là một trong những địa điểm được chọn là nơi phát hỏa làm hiệu lệnh, nhờ đó các cánh
quân mai phục biết được thời điểm để đồng loạt xông ra đánh tan thuyền địch.
Dưới thời thuộc Minh, việc đưa công văn, giấy tờ chủ yếu được sử dụng bằng thuyền,
trong đó sông Bạch Đằng, Sông Chanh là những tuyến đường truyền tin và Bến Ngự,
Yên Lập không chỉ là nơi đón khách mà còn gắn liền với các trạm bưu chính .
(1)
Thời Lê, chèo thuyền, cưỡi ngựa và đi bộ vẫn là 3 phương thức chính để thông tin
liên lạc. Sang thời Nguyễn, dưới thời vua Gia Long, Ty Bưu chính được thành lập với
nhiệm vụ đưa đón quan lại và vận chuyển công văn. Hầu hết các tỉnh đều có hệ thống
dịch trạm. Nhà trạm được xây dựng ven đường bằng gạch, mái lợp ngói hoặc lợp tranh,
trước trạm có treo biển ghi tên, giữa sân có treo cờ, xung quanh nhà trạm có tường rào
bao bọc. Theo Đại Nam nhất thống chí, tỉnh Quảng Yên có 4 trạm, trong đó có trạm Yên
Lập ở xã Yên Lập, phía Đông Bắc huyện Yên Hưng. Vào năm Thiệu Trị thứ nhất, vua
cho sửa đắp đường quan báo từ tỉnh thành đến Lạng Sơn, đặt nhà trạm ở 4 xã để luân
lưu chuyển đạt công văn 2 tỉnh, mỗi nơi đều có 1 trạm mục và 5 trạng phu, cấp cho một
thẻ bài bằng gỗ, khắc tên trạm ... Có thể thấy, bên cạnh đường trạm nối về kinh đô, ở
(2)
Yên Hưng còn có những đường trạm riêng để chuyền công văn, giấy tờ.
Ở các làng xã, việc thông báo một việc gì đó của làng, của nước được thực hiện chủ
yếu bằng trống, mõ do Phu tuần đảm đương theo sự chỉ đạo của Chánh tổng hoặc Lý
trưởng. Theo sự chỉ đạo, Phu tuần sẽ đi từng ngõ xóm gõ mõ rồi rao to những thông tin
chính đến người dân.
Thời kỳ Pháp thuộc, để phục vụ cho hoạt động quân sự và cai trị, thực dân Pháp cho
xây dựng hệ thống thông tin liên lạc ở Việt Nam. Tại tỉnh Quảng Yên, ngay từ năm
1888, thực dân Pháp cho xây dựng đường điện thoại Quảng Yên - Hải Phòng theo trục
đường số 10 và Quảng Yên - Hà Nội theo trục đường số 18. Ngoài ra, Pháp còn tách bộ
máy bưu điện ra khỏi bộ máy hành chính địa phương và thành lập các bưu cục để phục
vụ cho hoạt động liên lạc của bộ máy cai trị. Mặc dù mạng lưới bưu chính thời Pháp
thuộc có bước phát triển hơn so với đầu thời Nguyễn, song hoạt động bưu chính chủ yếu
vẫn phục vụ cho hoạt động cai trị, ở các làng xã xa trung tâm, hầu hết người dân sống
biệt lập và thiếu thông tin, việc thông tin liên lạc vô cùng khó khăn.
Trong thời kỳ cách mạng, thông tin liên lạc đóng vai trò quan trọng trong việc truyền
đạt tin tức giữa các tổ chức và cơ sở cách mạng. Tại lớp báo vụ đầu tiên của Mặt trận
(1) Xem Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, sđd, tr.605-606.
(2) Xem Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, tập 4, sđd, tr.52.