Page 724 - Trinh bay Dia chi Quang Yen final
P. 724
Phaàn V: Vaên hoùa - Xaõ hoäi 723
Thời Nhà Trần, sông Bạch Đằng - nơi diễn ra những trận đánh quân xâm lược bằng
đường thủy vang dội đã trở thành biểu tượng tinh túy của non sông, là niềm tự hào và
cảm hứng sáng tác cho nhiều thi sĩ. Vẻ đẹp của nó đã nằm ngoài cả những diễn đạt ngôn
từ, chạm vào miền ký ức sâu thẳm nhất của mỗi người dân đất Việt. Tiêu biểu như tác
phẩm “Bạch Đằng giang phú” (Phú sông Bạch Đằng) của Trương Hán Siêu.
“... Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu,
Bờ lau san sát, bến nước đìu hiu”
Bài thơ “Bạch Đằng giang” của tác giả Nguyễn Sưởng (hiệu Thích Liên) với 4 câu thơ
nhưng đã tổng kết đầy đủ chiến tích trên sông Bạch Đằng. Tạo hóa đã sắp đặt sẵn nơi
đây thành đất hiểm, dữ dội, linh thiêng. Con người với trí tuệ, tài năng đã biến nơi đây
thành chiến địa chôn vùi tham vọng của bọn giặc ngoại bang.
“Mồ thù như núi cỏ cây tươi
Sóng biển gầm vang đá ngất trời
Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết?
Nửa do sông núi, nửa do người”
(Đào Phương Bình dịch)
Hay bài thơ “Bạch Đằng hải khẩu” của thi hào Nguyễn Trãi:
“Gió Bắc dâng, biển lạnh lùng
Buồm thơ qua cửa Bạch Đằng nhẹ tênh
Núi như sấu chặt kình băm
Giáo chìm kích gãy chất nằm muôn nơi
Quan hà hiểm yếu do trời
Công danh hào kiệt muôn thời lưu danh
Ngoái xem, việc cũ đã xong
Đáy sông mò bóng, tình không hết lời”
(Vũ Bình Lục dịch)
Tại Quảng Yên, tư liệu Hán Nôm là một trong những bộ phận nổi bật của văn học
viết thời kỳ trung đại. Đây được coi là những tư liệu vô cùng quý giá, là nguồn sử liệu
phong phú, phản ánh nhiều mặt về lịch sử, địa lý, danh nhân, văn hóa, sản vật, con
người và phong tục, tập quán của địa phương qua các giai đoạn lịch sử. Năm 2013,