Page 54 - Những nội dung cần xin ý kiến đóng góp LSĐB huyện Quốc Oai
P. 54
xuyên là trên 8.000 học sinh. Thực hiện Đề án số 122/ĐA-UBND ngày 05/12/2016 của Ủy
ban nhân dân huyện về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020,
chất lượng giáo dục toàn diện có những tiến bộ, trong đó có chất lượng học sinh giỏi các
cấp. Tỷ lệ học sinh tiểu học được 2 buổi/ngày đạt 100%. Hằng năm, tỷ lệ trẻ em trong độ
tuổi đến trường mầm non tăng. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và xây
dựng trường đạt chuẩn quốc gia có những bước tiến rõ rệt. Năm 2020, huyện có 63/76
trường đạt chuẩn, tỷ lệ 83%. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên
được bổ sung, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, đảm bảo đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu. 100% giáo viên các cấp có trình độ đạt chuẩn, 79,6% trên
chuẩn. Các trường học trên địa bàn ngày càng được giao quyền tự chủ nhiều hơn trong
việc quản lý đội ngũ, sử dụng kinh phí để nâng cao chất lượng dạy và học. Nhờ đó, chất
lượng phổ cập giáo dục các cấp tiếp tục được duy trì và nâng cao. Việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy có những chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao trong tình hình nhiệm vụ mới. Công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã
hội học tập, khuyến học, khuyến tài được quan tâm đẩy mạnh. Thường xuyên phát động
phong trào xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập. Xây dựng Quỹ Khuyến
học huyện với gần 600 triệu đồng.
Công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm được
chú ý tăng cường. Hằng năm, huyện tích cực, chủ động trong hợp tác để học hỏi, tiếp thu
kinh nghiệm; hỗ trợ và kêu gọi doanh nghiệp trên địa bàn tham gia vào công tác đào tạo
nguồn nhân lực, tuyển dụng lao động theo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp; hợp tác
với Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc về việc cung ứng nguồn nhân lực cho các
doanh nghiệp Khu công nghệ cao. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng lên.
Công tác đào tạo nghề cho người lao động, đào tạo nghề gắn với nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới ở từng địa phương, gắn với thị trường
lao động, nhu cầu tuyển dụng, bao tiêu sản phẩm cho người lao động sau khi học nghề
được triển khai thực hiện tốt. Công tác chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn, nhất là những nơi bị thu hồi diện tích canh tác lớn được quan tâm, triển khai
hiệu quả. Đến năm 2020, toàn huyện có 7.923 lượt lao động nông thôn qua đào tạo; giải